Khánh Hòa Sẽ Không Cấp Phép Cho Nuôi Tôm Lót Bạt Trên Cát

Trước mắt, UBND tỉnh sẽ không cấp phép cho nuôi mới, còn với những hộ đã thả nuôi yêu cầu phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Nguyên nhân là vì hình thức nuôi này có thể để lại những hậu quả khó khắc phục về môi trường, mặc dù hiệu quả ban đầu là khá cao.
Tại tỉnh Khánh Hòa, chỉ tính riêng vùng nuôi tôm lót bạt trên cát tại xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh với diện tích khoảng 30 ha, hàng năm nuôi được đến hơn 2.000 tấn tôm thương phẩm. Doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Bí quyết của các hộ nuôi tôm ở đây là khoan giếng ở độ sâu từ vài mét đến vài chục mét để lấy nước ngầm cấp các ao nuôi.
Tuy nhiên, hệ thống giếng khoan dày đặc đã làm mạch nước ngầm ở các khu dân cư của xã Vạn Thọ suy giảm nghiêm trọng. Thêm vào đó, mỗi ha nuôi tôm lót bạt trên cát, sẽ thải ra môi trường đến 15 tấn chất thải trong mỗi vụ.
Related news

Đầu tháng 9 âm lịch, khi những cơn mưa trút xuống đồng ruộng, nhất là các vùng lúa trọng điểm của tỉnh ở các huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa, TP Tuy Hòa, mùa cá đồng lại trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Tổng Cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ tổ chức hội thảo "Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản".

Tính đến tháng 9 năm 2015, toàn tỉnh Phú Thọ đã phát triển được 921 lồng cá (quy mô 90m3/lồng) tập trung tại sông Đà, sông Lô, sông Bứa và một số hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh, tăng 500 lồng so với năm 2014.

Tận dụng quy luật lên xuống của con nước, những người dân ven các sông, rạch ở Gò Công (Tiền Giang) đã phát triển nghề đăng lưới từ nhiều năm nay.

Gà Đông Tảo (hay còn gọi là gà Đông Cảo) - một giống gà quý hiếm của Việt Nam có nguồn gốc từ tỉnh phía Bắc Hưng Yên xa xôi nay đã “bén duyên” với vùng đất Đơn Dương, Lâm Đồng.