Nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh trong xây dựng NTM

Trong đó có 1.046 mô hình sản xuất sản phẩm hàng hoá nông nghiệp chủ lực, 263 mô hình có liên kết với Doanh nghiệp, nâng tổng số mô hình sản xuất kinh doanh sau 5 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh là 7.928 mô hình.
Điển hình có một số mô hình du nhập các cây trồng, vật nuôi mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế như:
Mô hình nuôi cá mú tại HTX Nuôi trồng thủy sản và kinh doanh thương mại Việt Hải xã Cẩm Dương (Cẩm Xuyên) được Công ty Fineton Hồng Công chuyển giao kỹ thuật và thu mua sản phẩm, đây là mô hình nuôi cá mú đầu tiên trên địa bàn Hà Tĩnh, dự kiến doanh thu đạt trên 5 tỷ đồng/năm;
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại HTX Xuân Thành, xã Xuân Phổ huyện Nghi Xuân năng suất đạt 44 tấn/ha, doanh thu đạt từ 4,5-5 tỷ đồng/ha, tăng hơn 1,5-2 lần so với nuôi tôm thông thường, mở ra hướng đi mới trong nghề nuôi tôm ở tỉnh ta, trồng dưa lưới Kim Cô Nương cho hiệu quả kinh tế cao…
Việc phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh đã thay đổi tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ người nông dân Hà Tĩnh.
Nhiều nông dân đã thực sự trở thành ông chủ, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, thông qua hình thức liên kết chuỗi giá trị, doanh nghiệp cung ứng đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm giúp người dân ổn định phát triển sản xuất.
Thông qua mô hình giúp người dân khai thác tiềm năng lợi thế của từng địa phương, tạo sự chuyển biến trong nông nghiệp, nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững, hướng tới làm giàu cho nhiều hộ nông dân, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động đẩy nhanh tiến trình thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng NTM tại các địa phương.
Mô hình phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao của Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh tại xã Kỳ Trinh (TX Kỳ Anh), với quy mô trên 500 con bò được nhập ngoại từ Úc.
Có thể bạn quan tâm

Đó là kết quả đạt được của dự án cấp Bộ “Xây dựng mô hình áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để phát triển vùng chuyên canh cây khóm Queen “Cầu Đúc” ở Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm. Dự án vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu loại khá.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã xuống giống được gần 45.000 ha màu thực phẩm các loại, đạt 102,9% chỉ tiêu cả năm. Nông dân địa phương đã thu hoạch trên 37.000 ha, với sản lượng khoảng 635.000 tấn rau màu các loại, cung ứng cho thị trường các tỉnh thành phía Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh.

So với cùng kỳ năm trước, giá chè XK bình quân 9 tháng đầu năm đạt 1.693 USD/tấn, tăng 6,03%. Khối lượng chè XK sang Pakistan - thị trường lớn nhất của Việt Nam tăng 67,64% về khối lượng và tăng 94,40% về giá trị. Trái ngược với tình trạng đó, XK chè sang Indonesia có tốc độ giảm mạnh nhất, giảm 57,16% về khối lượng và giảm 58,28% về giá trị.

Trước đó, ngày 19/10, Cơ quan Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam Bộ đã thông báo: kiểm tra 10 mẫu kiểm tra sò lông, sò điệp của tỉnh Bình Thuận có nhiễm Lipophilic - một loại độc tố gây tiêu chảy, không đạt tiêu chuẩn chế biến thực phẩm xuất khẩu vào châu Âu.

Theo Hội Nuôi ong Việt Nam, 9 tháng đầu năm, Việt Nam XK khoảng 40.000 tấn mật ong với giá trị đạt trên 100 triệu USD. Dự kiến cả năm, sản lượng XK sẽ chạm mức 45.000 tấn. Trong khi nhiều sản phẩm của Việt Nam chật vật để “lọt” được vào các thị trường “khó tính” thì mật ong đi tiên phong, là sản phẩm từ động vật duy nhất của Việt Nam “thoải mái” XK vào Mỹ và EU.