Cam Được Giá

Theo nhiều hộ làm vườn dọc theo tuyến Quản Lộ Phụng Hiệp đoạn đi qua tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng: Hiện nay, cam đã vào vụ thu hoạch rộ nhưng vẫn được giá cao.
Bà Nguyễn Thị Bé ở ấp Phương Hòa 2, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú cho biết: Bà bán cam sành tại vườn cho thương lái cân xô giá từ 19 – 20 ngàn đ/kg, còn lựa ra loại lớn nhất 23 ngàn đ/kg. Giá cam sành năm nay cao gấp đôi năm trước (năm ngoái chỉ 12 ngàn đ/kg).
Riêng cam xoàn thì giá khá ổn định, có tăng nhưng không đáng kể. Cam xoàn giá 30 – 35 ngàn đ/kg, bằng thời điểm này năm ngoái. Gia đình bà Bé có 15 công đất vườn, năm trước bà thu hoạch vụ cam và quýt lãi khoảng 70 triệu đ/công. Năm nay, vừa trúng mùa vừa được giá, bà ước tính tiền lãi mỗi công phải được gần 100 triệu đ.
Theo nhiều thương lái thu mua cam nơi đây nhận định, năm nay cam được giá là do tình trạng bùng phát bệnh vàng lá, thối rễ ở rất nhiều nơi làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cam. Thêm vào đó, nhu cầu dùng cam nhiều nên cam liên tục được giá.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Bá Đề, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Chỉ cách đây vài năm, Noong Hẹt là xã thuần nông. Xác định mục tiêu để phát triển kinh tế là chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp để xây dựng nông thôn mới nên việc học nghề và đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn đã được xã Noong Hẹt quan tâm và phát triển.

Với lợi thế về đất đai, đồi rừng, ao hồ, sông suối và nhất là nguồn lao động trong nông thôn dồi dào, tỉnh Điện Biên xác định tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm... góp phần xoá đói giảm nghèo cho dân.

Cùng với một số huyện trên địa bàn tỉnh, dự án Danida do Chính phủ Đan Mạch viện trợ ở Tủa Chùa đang được triển khai, thực hiện có hiệu quả, góp phần giúp địa phương hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Những năm qua, huyện Mường Nhé đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân.

Những năm gần đây Thanh Luông được đánh giá là xã có tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhanh và mạnh của huyện Điện Biên.