Khánh Hòa Có Hơn 480 Cơ Sở Sản Xuất Giống Thủy Sản
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 480 cơ sở sản xuất giống thủy sản các loại. Trong đó, có 375 trại sản xuất tôm giống, chiếm gần 80%; các cơ sở còn lại chủ yếu sản xuất giống ốc hương, tu hài, cá biển...
Trong số 375 trại sản xuất tôm giống, có 112 trại sản xuất tôm sú giống và 263 trại sản xuất tôm thẻ chân trắng giống. Nguồn tôm sú bố mẹ chủ yếu được khai thác từ tự nhiên. Trong khi đó, nguồn tôm thẻ chân trắng bố mẹ chủ yếu được nhập từ nước ngoài.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 cơ sở thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III được phép nuôi gia hóa đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1-VN phục vụ cho công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đó là Trung tâm Tư vấn sản xuất - Dịch vụ khoa học công nghệ thủy sản và Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung.
Related news
Đến hết tháng 11, sản lượng khai thác thủy, hải sản của huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đạt 27.000 tấn các loại, trong đó khai thác 25.500 tấn, nuôi trồng gần 1.500 tấn. Các cơ sở hậu cần nghề cá, chế biến hàng thủy, hải sản xuất khẩu trên địa bàn cũng thu mua được gần 80.000 tấn thủy, hải sản các loại.
Hội Làm vườn và Trang trại TP. Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tổ chức sơ kết thực hiện thí điểm mô hình “Vườn rau dinh dưỡng gia đình” tại phường Đakao, quận 1.
Trong 2 tháng qua, sản lượng cá điêu hồng nuôi bè tới lứa thu hoạch khá lớn nên giá cá liên tục tuột giảm. Hiện nay, thương lái tới tận bè thu mua với giá 33.000 - 34.000 đồng/kg, giảm hơn 10.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 7/2013. Với giá bán cá hiện nay, người nuôi đang ở ngưỡng hòa vốn và có nguy cơ thua lỗ nếu giá cá tiếp tục tuột giảm.
Vượt hơn 50km đường rừng, chúng tôi có mặt tại nhà ông Nguyễn Anh Đức, Chủ nhiệm Hợp tác xã Hợp Tiến, người đầu tiên mang cây thanh long ruột đỏ về trồng ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong - Đắk Nông).
Hai năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều thuận lợi về điều kiện môi trường nước, thời gian nuôi ngắn, giá tăng cao mang lại lợi nhuận đáng kể cho hầu hết người nuôi và hiện là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Thực tế đó cũng đã làm cho người dân trong vùng qui hoạch ngọt hóa “xé rào”, đã tự phát đào ao và khoan giếng nước mặn để nuôi tôm.