Khan Hàng, Giá Cam Sành Hậu Giang Tăng Cao Kỷ Lục
Từ đầu tháng 3 đến nay, giá cam sành ở Hậu Giang tăng cao, lên mức từ 15.000 đến 22.000 đồng/kg, do nguồn cung không đáp ứng đủ cầu.
Từ đầu tháng 3 đến nay, giá cam sành tại vườn ở Hậu Giang tăng cao do nguồn cung không đáp ứng đủ cầu.
Hiện tại, thương lái thu mua cam sành tại vườn có giá dao động từ 15.000 đến 22.000 đồng/kg, tăng hơn 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay, nhưng thương lái không tìm ra nguồn hàng thu mua.
Theo nhiều nhà vườn, nguyên nhân giá cam sành tăng ở mức cao là do nguồn cung thiếu vì nghịch mùa cho quả. Mặt khác, tình hình dịch bệnh trên cây cam đang phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh vàng lá (vàng đầu) không có thuốc đặc trị làm cho năng suất giảm đáng kể.
Ngoài ra, hiện đang vào mùa khô, nhu cầu sử dụng cam làm nước giải khát tăng mạnh.
Cam sành là loại cây ăn quả có thị trường tiêu thụ lớn, ổn định và cho thu nhập kinh tế cao. Với tiềm năng này, 3 năm gần đây, các nhà vườn tỉnh Hậu Giang chuyển hàng nghìn hécta đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cam sành.
Hiện tại, diện tích cam sành của tỉnh khoảng 8.000ha, chỉ đứng sau cây lúa, cây mía; và là một trong những loại cây trồng được chọn đưa vào quy hoạch phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, do quy hoạch chậm so với sản xuất của người dân, dẫn đến hàng nghìn hécta cam sành được trồng ồ ạt, chạy theo phong trào, không đúng kỹ thuật…đang đứng trước nguy cơ chặt bỏ.
Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật Hậu Giang, hiện tại có khoảng 1.000ha cam sành từ 1 đến 3 năm tuổi bị dịch bệnh tấn công dữ dội, không có thuốc đặc trị, chưa tìm ra loại bệnh chính xác.
Theo nhận định bước đầu của ngành chuyên môn, biểu hiện giống bệnh vàng lá gân xanh và vàng lá thối rễ, nhưng nhà vườn đã sử dụng nhiều loại thuốc phòng trị nhưng không có hiệu quả. Nhiều diện tích cam sành đã chết do sâu bệnh tấn công ngày một nhiều, và nguy cơ sâu hại phát tán ra diện tích cam toàn địa bàn là điều khó tránh khỏi.
Trong khi giá cam thị trường tăng cao, nhiều chủ vườn tiếc nuối nhưng đành ngậm ngùi chọn giải pháp chặt bỏ diện tích trồng cam sành khi dịch bệnh ngày một nặng.
Related news
Cùng với việc quy hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung đạt diện tích 10.000 ha đến năm 2015, tỉnh Cà Mau chú trọng mở rộng quy mô nuôi tôm theo quy trình VietGAP tại các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển. Phát triển nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP, nhằm mục tiêu năng cao nâng suất, chất lượng mặt hàng thủy sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Những năm gần đây, nghề nuôi cá mú ở đầm Cù Mông (TX Sông Cầu) phát triển mạnh đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có hộ thu nhập khá. Tuy nhiên, do người nuôi không tuân thủ lịch thời vụ, thả nuôi với mật độ quá dày, không thường xuyên vệ sinh lồng, bè nuôi… đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi ngày càng trầm trọng và xảy ra dịch bệnh.
Nhằm giúp nông ngư dân nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật trong nghề ươm, nuôi cua biển trong ao vùng triều, năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã thực hiện mô hình ương cua bột lên cua giống, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, với qui mô 200 mét vuông.
Vụ đông xuân và hè thu năm 2013, toàn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) xuống giống được 3.687ha hoa màu, trong đó nhiều nhất là khoai lang với diện tích 2.180ha, chiếm gần 60% diện tích hoa màu toàn huyện, cao hơn cùng kỳ năm 2012 là 136ha.
Năm 2012, diện tích nuôi tôm càng xanh toàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 1.285 ha, đạt 58 % kế hoạch, sản lượng hơn 1.600 tấn, năng suất trung bình 1,3 tấn/ha. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tam Nông, Lấp Vò, Cao Lãnh và TX. Hồng Ngự. Hiện toàn tỉnh có 25 cơ sở sản xuất giống và 10 cơ sở ngoài tỉnh có đủ năng lực và điều kiện sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu khoảng 353 triệu tôm giống phục vụ người nuôi, chưa xảy ra hiện tượng thiếu hụt con giống.