Khai thác thủy sản trong 10 tháng năm 2015 đạt trên 76.300 tấn
Sản lượng khai thác thủy sản 10 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt trên 76.300 tấn, đạt gần 87% kế hoạch năm, tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác cá ngừ đại dương được hơn 3.500 tấn.
Cũng trong thời gian qua, Khánh Hòa tập trung triển khai thực hiện Nghị định 67 của Thủ tướng Chính phủ;
Trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho các chủ tàu vay vốn đóng mới và cải tạo tàu đánh bắt xa bờ.
Theo đó, đã có 27 tàu được duyệt cho vay vốn, hiện tại đã có 6 khách hàng được duyệt ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng với số tiền cho vay là gần 30 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 11 tỷ 700 triệu đồng.
Đã hạ thủy được 02 tàu (một tàu vỏ gỗ, một tàu composite) và đưa vào khai thác sử dụng.
Về nuôi trồng thủy sản, trong 10 tháng đầu năm 2015, sản lượng thủy sản nuôi đạt trên 11.200 tấn, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước, do diện tích nuôi trồng giảm 9,53%.
Trong đó sản lượng cá nuôi là hơn 2.800 tấn; sản lượng tôm nuôi đạt gần 5000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu, chọn tạo các giống chè năng suất, chất lượng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các nhà khoa học nhằm góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu thưởng thức đồ uống của người dân trong nước và xuất khẩu.

Được biết, trong thời gian trở lại đây, sản xuất rau an toàn (RAT) không chỉ tạo ra sản phẩm sạch, tạo uy tín cho người tiêu dùng mà góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Thực tiễn thành công của một số mô hình sản xuất RAT đã cho thấy việc nhân rộng và phát huy hiệu quả của mô hình này là cần thiết.

Khổ qua là một loại rau xanh có thể tác dụng trị bệnh, lại chế biến được khá nhiều món ăn ngon. Theo y học cổ truyền, trái khổ qua có vị đắng-ngọt, tính bình; ăn khổ qua dễ tiêu hóa, có tác dụng tốt đối với người bị bệnh tiểu đường.

Nói đến nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, người ta thường nghĩ đến cà phê, trà, dâu tằm… Thế nhưng, “Lúa gạo Cát Tiên” là sản phẩm nông nghiệp thứ năm của tỉnh Lâm Đồng được cấp giấy chứng nhận thương hiệu.

Lễ hội Tịch điền vào mỗi mùa xuân dưới chân núi Đọi (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) có ý nghĩa nhắc chúng ta nhìn nhận đầy đủ hơn đến sự phát triển nông nghiệp bền vững của nông nghiệp trong thời đại ngày nay.