Khai thác thủy sản đang thuận lợi
Sản lượng khai thác thuỷ sản 4 tháng đầu năm 2015 ước đạt 1,07 triệu tấn, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng khai thác biển đạt 1,02 triệu tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Các nghề câu, lưới kéo, vó, mành, vây, lồng bẫy, chụp mực đóng góp phần lớn vào sản lượng khai thác thủy sản.
Sản lượng khai thác cá ngừ tăng ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú yên và Bình Định. Trong đó, Phú Yên ước đạt 2.800 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; Bình Định ước đạt 3.355 tấn, tăng 1,6 % so với cùng kỳ năm trước; Khánh Hòa ước đạt 1.170 tấn, tăng 10 % so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chưa cao do công nghệ bảo quản hạn chế, giá bán sản phẩm thấp, nên ngư dân không có lãi thậm chí còn thua lỗ. Nhiều tàu câu cá ngừ đang phải nằm bờ hoặc chuyển sang nghề đánh bắt khác. Giá cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa dao động ở mức: 95.000 - 110.000 đồng/kg.
Tại Phú Yên giá cá ngừ mua xô hiện chỉ 110.000 đồng/kg, giảm 20.000 đồng/kg so với đầu vụ, cá loại 2 chỉ 80.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, xuất khẩu các ngừ cũng sụt giảm ảnh hưởng đến việc thu mua của các doanh nghiệp.
Còn về nuôi trồng, theo thống kê của Bộ NN&PTNT, sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 4 ước đạt 240.000 tấn, giảm 0,4 % so với cùng kì năm trước, tuy nhiên tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 4 tháng đầu năm tăng 1,5% so với cùng kỳ, đạt 750.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm
Tỏa Tình là 1 trong 2 xã của tỉnh Điện Biên được chọn thí điểm thực hiện mô hình bí thư kiêm chủ tịch xã. Xã sớm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả. Hiện nay, Tỏa Tình đã hình thành vùng chuyên canh cà phê, sơn tra cho giá trị thu nhập cao.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam vừa công bố kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường tại các khu vực sông nước lợ, nước ao nuôi và kiểm tra bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đợt 1, tháng 9. Các mẫu xét nghiệm cho thấy hiện tại độ pH trong nước các ao nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh nằm trong ngưỡng thích hợp, không phát hiện khí độc NH3; vi khuẩn vibrio có mặt ở hầu hết các mẫu nước ao nuôi với mật độ thấp; các mẫu kiểm tra không có ký sinh trùng, vi rút gây bệnh.
LTS: Hàng chục năm trước, những ngư dân vùng đầu nguồn An Giang đã gầy dựng nên nghề nuôi cá da trơn. Cũng từ đó, tiếng tăm con cá tra, cá ba sa vang xa và trở thành sản phẩm xuất khẩu chiến lược của quốc gia.
Ngọc Hiển (Cà Mau) từng một thời được biết đến là “thủ phủ” của vùng sản xuất tôm sú giống. Thời điểm cực thịnh, số cơ sở sản xuất tôm giống mọc lên nhanh như nấm sau mưa.
Thực hiện Dự án Tái định cư Thủy điện Sơn La, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của TX. Mường Lay bị thu hẹp. Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người dân hậu TĐC luôn được các cấp, các ngành chú trọng. Bằng nguồn vốn DANIDA, Trung tâm Thủy sản tỉnh đã triển khai mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ Mường Lay.