Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, việc triển khai thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh trồng hồ tiêu trọng điểm theo phát động của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có những kết quả đáng khích lệ.
Bước đầu đã thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức của nông dân. Các cấp chính quyền đều nhận thức được vai trò kinh tế quan trọng của cây hồ tiêu, và việc kịp thời chỉ đạo tổ chức phòng chống bệnh hại hồ tiêu.
Qua việc đi khảo sát thực tế các mô hình trồng hồ tiêu đạt hiệu quả cao và qua báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và các hộ nông dân, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao các biện pháp kỹ thuật canh tác, vệ sinh, thiết kế vườn, chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh hại trên cây hồ tiêu. Thứ trưởng cho rằng, những kinh nghiệm và sáng tạo của Bà Rịa Vũng Tàu cần được nhân rộng trong thời gian tới.
Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ và các địa phương liên tục cập nhật kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật mới để bổ sung, sửa đổi các quy trình đã ban hành nhằm ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất, đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước về phân bón, thuốc BVTV tại vùng trồng hồ tiêu.
Bộ cũng đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối kết hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục BVTV tỉnh có hồ tiêu bị hại nặng để triển khai các mô hình phòng chống bệnh; tổ chức cho nông dân thăm quan, học tập các mô hình phòng chống bệnh hiệu quả; tổ chức in ấn poster, tờ rơi để các địa phương làm tài liệu tuyên truyền cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NNPTNT vừa ban hành Quyết định số 1771/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020.

Nghề nuôi sò huyết dưới kênh xuất hiện ở Bạc Liêu cách đây hơn 20 năm. Nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cách nuôi này. Triệu phú, tỷ phú sò huyết xuất hiện ngày càng nhiều ở các xã ven biển thuộc huyện Hòa Bình, TP. Bạc Liêu và huyện Đông Hải.

Gia đình ông Vũ Văn Hợi ở thôn Bu Ruăh, xã Đắk N’drung (Đắk Song - Đắk Nông) có 2 ha tiêu đang phát triển xanh tốt, cho năng suất cao, năm 2012, đạt hơn 5 tấn/ha. Theo ông thì sở dĩ đạt được kết quả như vậy vì những năm gần đây, được sự hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ Trạm bảo vệ thực vật huyện, ông đã biết phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững, nên năng suất tăng gần gấp đôi so với trước.

“Tôi khao khát được thấy quê hương đổi mới, không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp đỡ được bà con. Quê tôi từ cuộc sống bấp bênh nay như bừng tỉnh cả một vùng chiêm trũng, nhà nhà dưới ao đàn cá, trên bờ hàng cây trĩu quả, trong chuồng đàn lợn, đàn gà gối nhau… Nghề cá ở Bình Dương thực sự trở thành mưu sinh của nhiều gia đình”. Đó là lời tâm sự của vị Phó Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Bắc Ninh - rất chân thành, rất mộc mạc bởi đơn giản ông cũng là một lão nông lam lũ.

Tại diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp, chuyên đề “Phát triển nghề trồng nấm hiệu quả” nhiều diễn giả cho rằng, nếu phối hợp đồng bộ giữa “4 nhà” sẽ khai thác tốt tiềm năng phát triển nghề trồng nấm của nước ta. Trong đó, Đồng Tháp cũng là địa phương có truyền thống sản xuất nấm, hàng năm cung ứng cho thị trường 9.500 tấn nấm rơm...