Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau

Tại buổi tọa đàm, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh được đặt ra, đặc biệt là vấn đề nuôi tôm với các mô hình như nuôi quảng canh, nuôi công nghiệp, nuôi tôm trong rừng, tôm xen lúa.
Đồng thời, các đại biểu cũng thảo luận các chính sách liên quan đến phát triển thủy sản bà con nông dân quan tâm đã được các khách mời giải đáp đầy đủ. Ngoài ra, có nhiều ý kiến xoay quanh công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển thủy sản.
Trước sự quan tâm của bà con xung quanh các vấn đề về nguồn nhân lực cũng như định hướng phát triển thủy sản trong thời gian tới, tại buổi tọa đàm, các vị khách mời đã giải đáp những khúc mắc, khó khăn cũng như nêu lên những định hướng cho phát triển thủy sản của Cà Mau tới năm 2020.
Theo đó, cần tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao tay nghề cho người nuôi. Đặc biệt, người nuôi không chỉ biết về kỹ thuật nuôi mà còn phải có khả năng đánh giá, nhận biết được chất lượng các yếu tố đầu vào như: con giống, các loại vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản; biết cách đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm.
Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong những chiến lược quan trọng của tỉnh Cà Mau trong thời gian tới. Cà Mau sẽ phối hợp cùng các sở ban ngành mở các lớp tập huấn, nâng cao trình độ cho người dân.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện Cà Mau là một trong những tỉnh có diện tích nuôi trồng và khai thác sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước. Trong năm qua, tổng sản lượng gần 480.000 tấn, trong đó có gần 165.000 tấn tôm; giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp đóng góp hơn 36% cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong đó thủy sản chiếm gần 80% giá trị của ngành nông nghiệp. Qua đó, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của ngành thủy sản Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi ghép ốc hương và hải sâm cát trong ao đất - đề tài khoa học cấp cơ sở của kỹ sư Nguyễn Thị Hương (Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm - Khuyến ngư TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) đang bước đầu đạt hiệu quả, mở ra hướng đi mới cho người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Về sản xuất giống thủy sản, phấn đấu sản lượng tôm sú giống đạt 4 tỷ con, tôm thẻ chân trắng đạt 15 tỷ con, giống ốc hương 60 triệu con, giống thủy sản nước ngọt 30 triệu con và giống các loại thủy sản khác 10 triệu con.

Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu của địa phương, giai đoạn 2001-2005, ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển khá, số lượng đàn bò sữa đạt gần 2.800 con (trong đó chăn nuôi tập trung 1 trang trại với quy mô 2.300 con; 19 trại gia đình quy mô từ 16 đến 30 con/trại, đạt gần 500 con).

Nhận thấy hiệu quả và ưu điểm của giống vịt Khakicampell nên người chăn nuôi ở nhiều địa phương đã chủ động chuyển đổi giống, nhưng lại gặp nhiều khó khăn vì giống vịt này hiện đang rất khan hiếm.

Theo Bộ Công thương, ước tính khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12-2013 đạt 396 nghìn tấn, đạt kim ngạch 204 triệu USD, đưa tổng số lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt hơn 6,61 triệu tấn, với trị giá 2,95 tỷ USD.