Khai Thác Cá Ngừ Đại Dương Dù Khó Khăn, Ngư Dân Vẫn Bám Biển

Mặc dù sản lượng, giá cá ngừ thấp nhưng những ngày giáp Tết Nguyên đán, ngư dân TP Tuy Hòa vẫn hồ hởi, tấp nập cho tàu cập bến, vận chuyển cá lên bờ bán cho các thương lái.
Những ngày giáp Tết Giáp Ngọ, tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân TP Tuy Hòa tấp nập cập bến, với sản lượng đánh bắt từ 1,3 đến 3 tấn/tàu. Giá cá ngừ đang ở mức 140.000 đồng/kg, giảm gần 40.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước, nhưng nhiều tàu vẫn có lãi. Theo Đồn Biên phòng Tuy Hòa, tàu cá PY92684TS của ông Trần Ngọc Tự đánh bắt được 70 con cá ngừ (tương đương 3 tấn), ước lãi gần 200 triệu. Tương tự, tàu PY92692TS của ông Lê Văn Lai ở khu phố Lê Duẩn, phường 6 cũng đánh bắt khoảng 2 tấn cá, lãi gần 100 triệu đồng.
Theo Đồn Biên phòng Tuy Hòa, thành phố có 200 phương tiện đánh bắt xa bờ, dự kiến khoảng 80% tàu cập bến trước Tết Nguyên đán, số còn lại vẫn tiếp tục bám biển để khai thác. Từ ngày 25 đến 28/1, bình quân mỗi ngày có khoảng 10 tàu cập bến. Tính riêng giá trị cá ngừ đánh bắt được thì chỉ có khoảng 10% số tàu đánh bắt có lãi, còn lại hòa vốn hoặc thua lỗ.
“Tuy sản lượng cá ngừ không cao, song nhờ bán được các loại cá khác nên ngư dân cũng thu lại phần nào chi phí. Nếu gộp tất cả các loại cá đánh bắt thì 60% tàu có lãi hoặc đủ chi phí. Nhờ vậy mà những người đi bạn (lao động) cũng được chia từ 1,3 đến 1,7 triệu đồng/người”, ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường 6, TP Tuy Hòa, cho biết.
Hiện cá ngừ nặng 30kg/con trở xuống có giá 80.000 đồng/kg, trên 30kg trở lên có giá 140.000 đồng/kg. Đại úy Nguyễn Ngọc Ry, Đội phó Kiểm soát hành chính, Đồn Biên phòng Tuy Hòa cho biết: Mặc dù hiệu quả khai thác không cao, nhưng nhờ được nhận tiền của Nhà nước hỗ trợ khai thác vùng biển xa nên ngư dân có điều kiện bám biển.
Theo quy định mới, tàu có công suất từ 90 đến 150CV được hỗ trợ 22 triệu đồng (tăng 4 triệu đồng), tàu từ 160 đến 250CV được hỗ trợ 30 triệu đồng (tăng 5 triệu đồng), tàu từ 260 đến 399CV được hỗ trợ 55 triệu đồng (tăng 10 triệu đồng), tàu từ 400 đến 700CV được hỗ trợ 75 triệu đồng (tăng 15 triệu đồng).
“Tuy không sôi động như mọi năm, nhưng những ngày giáp tết này, không khí vận chuyển cá ở cảng cá phường 6 khá nhộn nhịp. Ngoài tiền thu từ việc bán cá, nhiều ngư dân được nhận tiền hỗ trợ khai thác vùng biển xa của Nhà nước. Hộ ít cũng được hơn 20 triệu đồng, nhiều thì 75 triệu đồng. Với số tiền này, sau tết, ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển đánh bắt cá ngừ”, ông Phan Thuẫn cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, diện mạo xã Đăk Djrăng (huyện Mang Yang, Gia Lai) đã hoàn toàn thay đổi. Đổi thay đó có sự góp sức không nhỏ của Hội ND xã mà người đứng đầu là anh Đỗ Văn Thinh…

Vài năm gần đây nhiều nông dân xã Phú An (Cai Lậy) thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ trồng chanh bông tím, trong đó có ông Nguyễn Văn Tám ở ấp 6.

Giữa rừng đước xanh um, tôm giống được thả xuống. Không cần cho ăn, không dùng thức ăn tăng trưởng, không thuốc kháng sinh trị bệnh, người nuôi chỉ dọn dẹp xung quanh thật sạch và đảm bảo 50-60% rừng trên tổng diện tích nuôi tôm là có tôm sạch.

Theo lời giới thiệu của chủ tịch UBND xã Hà Lương, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Hồng Quang, hội viên hội nông dân chi hội 4 của xã. Được biết trong những năm gần đây, với ý chí quyết tâm làm giàu và dám nghĩ dám làm, anh Quang đã mạnh dạn lập mô hình nuôi con đặc sản và cho thu nhập cao.

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.