Thả rạn nhân tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Nhằm bảo tồn, tái tạo, phát triển nguồn lợi thuỷ sản và phục vụ phát triển du lịch, kinh tế xã hội của tỉnh, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An đã tiến hành xây dựng đề án thả rạn nhân tạo trên vùng biển Nghệ An tại các huyện, thị ven biển: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và TX Cửa Lò.
Trong 2 ngày 5 và 6/9 Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An tiến hành thả 168 rạn trên vùng biển xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu và xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu.
Sau khi thả rạn 1 năm sẽ tiến hành hội thảo khoa học, báo cáo kết quả dự án và lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia trong ngành thủy sản, chính quyền địa phương và ngư dân tham gia khai thác thủy sản vùng ven bờ của dự án. Đây là dự án sử dụng nguồn vốn của ngân hàng thế giới thực hiện trong 2 năm.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, thời tiết trên địa bàn thường xuất hiện những đợt nắng, mưa thất thường - là điều kiện có thể phát sinh các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm (GS,GC).

Con đường đất nhỏ ngoằn ngoèo dẫn chúng tôi tới trang trại rộng trên 3 ha với thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm của anh Phan Văn Miền, xã Yên Mạc (Yên Mô - Ninh Bình) khiến chúng tôi phần nào mường tượng ra con đường vươn lên làm giàu của người nông dân này cũng thật gian nan.

Tỉnh Sóc Trăng có khoảng 18.600 hộ chăn nuôi, với tổng đàn gia cầm hơn 4,9 triệu con, gia súc hơn 315 ngàn con. Theo Chi cục Thú Y tỉnh, hằng ngày có trên 1.153 tấn chất thải trong chăn nuôi cần xử lý.

Ở Chư Sê (Gia Lai), nói về đại gia chân đất thì nhiều vô kể, nhưng có một con người mà bất kể ai ngay từ lần gặp đầu tiên cũng đều ấn tượng mạnh, đó là Đào Tiến Tình (SN 1971, thường trú tại huyện Chư Sê).

Ngày 16/10, Dự án Mây Tre Keo bền vững WWF-Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn kế hoạch phát triển ngành Mây Tre tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2020.