Khai Thác Cá Ngừ Đại Dương Dù Khó Khăn, Ngư Dân Vẫn Bám Biển

Mặc dù sản lượng, giá cá ngừ thấp nhưng những ngày giáp Tết Nguyên đán, ngư dân TP Tuy Hòa vẫn hồ hởi, tấp nập cho tàu cập bến, vận chuyển cá lên bờ bán cho các thương lái.
Những ngày giáp Tết Giáp Ngọ, tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân TP Tuy Hòa tấp nập cập bến, với sản lượng đánh bắt từ 1,3 đến 3 tấn/tàu. Giá cá ngừ đang ở mức 140.000 đồng/kg, giảm gần 40.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước, nhưng nhiều tàu vẫn có lãi. Theo Đồn Biên phòng Tuy Hòa, tàu cá PY92684TS của ông Trần Ngọc Tự đánh bắt được 70 con cá ngừ (tương đương 3 tấn), ước lãi gần 200 triệu. Tương tự, tàu PY92692TS của ông Lê Văn Lai ở khu phố Lê Duẩn, phường 6 cũng đánh bắt khoảng 2 tấn cá, lãi gần 100 triệu đồng.
Theo Đồn Biên phòng Tuy Hòa, thành phố có 200 phương tiện đánh bắt xa bờ, dự kiến khoảng 80% tàu cập bến trước Tết Nguyên đán, số còn lại vẫn tiếp tục bám biển để khai thác. Từ ngày 25 đến 28/1, bình quân mỗi ngày có khoảng 10 tàu cập bến. Tính riêng giá trị cá ngừ đánh bắt được thì chỉ có khoảng 10% số tàu đánh bắt có lãi, còn lại hòa vốn hoặc thua lỗ.
“Tuy sản lượng cá ngừ không cao, song nhờ bán được các loại cá khác nên ngư dân cũng thu lại phần nào chi phí. Nếu gộp tất cả các loại cá đánh bắt thì 60% tàu có lãi hoặc đủ chi phí. Nhờ vậy mà những người đi bạn (lao động) cũng được chia từ 1,3 đến 1,7 triệu đồng/người”, ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường 6, TP Tuy Hòa, cho biết.
Hiện cá ngừ nặng 30kg/con trở xuống có giá 80.000 đồng/kg, trên 30kg trở lên có giá 140.000 đồng/kg. Đại úy Nguyễn Ngọc Ry, Đội phó Kiểm soát hành chính, Đồn Biên phòng Tuy Hòa cho biết: Mặc dù hiệu quả khai thác không cao, nhưng nhờ được nhận tiền của Nhà nước hỗ trợ khai thác vùng biển xa nên ngư dân có điều kiện bám biển.
Theo quy định mới, tàu có công suất từ 90 đến 150CV được hỗ trợ 22 triệu đồng (tăng 4 triệu đồng), tàu từ 160 đến 250CV được hỗ trợ 30 triệu đồng (tăng 5 triệu đồng), tàu từ 260 đến 399CV được hỗ trợ 55 triệu đồng (tăng 10 triệu đồng), tàu từ 400 đến 700CV được hỗ trợ 75 triệu đồng (tăng 15 triệu đồng).
“Tuy không sôi động như mọi năm, nhưng những ngày giáp tết này, không khí vận chuyển cá ở cảng cá phường 6 khá nhộn nhịp. Ngoài tiền thu từ việc bán cá, nhiều ngư dân được nhận tiền hỗ trợ khai thác vùng biển xa của Nhà nước. Hộ ít cũng được hơn 20 triệu đồng, nhiều thì 75 triệu đồng. Với số tiền này, sau tết, ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển đánh bắt cá ngừ”, ông Phan Thuẫn cho biết.
Related news

Diện tích chôm chôm bị nhiễm chổi rồng hiện giảm đáng kể, chỉ còn 5,7ha. Trong tổng diện tích chôm chôm bị nhiễm chổi rồng, có 5,5ha tỷ lệ nhiễm dưới 30%, 2ha nhiễm từ 30% - 70%. Diện tích chôm chôm đang bị bệnh chổi rồng, rải rác tại xã An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú và Hòa Ninh.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị gửi Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương về việc xuất khẩu cá tra sang Nga bị một số doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước độc quyền thao túng thị trường.

Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Xuân Phương (thôn An Thượng 3, xã Song An, thị xã An Khê) vào một buổi trưa nắng nóng. Ngồi trong chòi nhỏ bên hiên nhà, xung quanh rộn tiếng gà, vịt, tiếng cây lá xào xạc mát rượi, cùng nhâm nhi tách trà và lắng nghe ông Phương-bằng chất giọng Bình Định rắn rỏi, chậm rãi kể về mình…

Những năm gần đây, nghề chăn nuôi thủy sản (CNTS) trên địa bàn huyện Bắc Quang đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, góp phần quan trọng thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển. Đặc biệt, với tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước CNTS, huyện đã có nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm đưa nghề CNTS phát triển theo hướng bền vững.

Những cánh đồng lúa mùa ở xã Đạo Đức (Vị Xuyên) đang vào mùa gặt, thế nhưng nhiều hộ gia đình trong xã không khỏi lo lắng khi nhiều diện tích lúa có khả năng bị mất trắng hoặc giảm năng suất đáng kể do rầy nâu gây hại và ngập úng do mưa lớn và gió giật ảnh hưởng từ hoàn lưu Bão số 3 trong ngày 17, 18.9 vừa qua.