Trồng hồ tiêu vượt diện tích quy hoạch
Đến cuối năm 2015, diện tích hồ tiêu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt 10.172ha, vượt gần 2.000ha so với quy hoạch của ngành nông nghiệp địa phương.
Tỉnh Đồng Nai phát triển hơn 10.000ha, trong đó khoảng 9.000ha đang trong thời kỳ thu hoạch.
Đứng đầu toàn khu vực về diện tích, tỉnh Bình Phước hiện có gần 13.000ha hồ tiêu; dự báo mùa trồng mới 2015 - 2016, diện tích sẽ tăng gấp 3 - 4 lần so với năm trước.
Sở NN-PTNT các địa phương cho biết, lợi nhuận từ trồng tiêu quá rõ, do đó không thể định hướng cho nông dân dừng trồng được.
Bởi lẽ, kể cả rớt giá thì hồ tiêu vẫn là cây trồng có lãi cao hơn so với trồng cà phê, điều.
Song, việc phát triển diện tích không kiểm soát như hiện nay sẽ có nhiều nguy cơ như:
Ở những vùng không nằm trong quy hoạch, cây tiêu dễ bị dịch bệnh do không thích ứng được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng; việc tăng diện tích đồng nghĩa với sản lượng tiêu cũng tăng theo và khi nguồn cung vượt cầu tất yếu giá cả sẽ sụt giảm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của chính người trồng.
Có thể bạn quan tâm
Để giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sữa ngoại nhập khẩu, trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi Việt Nam, Bộ NN-PTNT đặt ra chỉ tiêu tăng số lượng đàn bò sữa đạt 500.000 con vào năm 2020 để có sản lượng sữa khoảng 1 triệu tấn sữa tươi mỗi năm.
Từ khi cao su xuống giá, nhiều nông dân đã tìm cây trồng thay thế. Nhiều hộ bắt đầu trồng những cây có hướng kinh tế cao hơn, trong đó nổi lên là cây sưa đỏ. Những lời đồn thổi về giá trị của cây sưa đỏ trưởng thành đã khiến không ít nông dân ồ ạt chạy theo.
Nhiều hộ đã chịu khó tìm tòi đầu tư con giống, xây dựng chuồng trại quy mô và nhím được coi là vật nuôi mang lại nguồn thu nhập đáng kể, thậm chí là “khủng” cho người dân nơi đây, có không ít hộ giàu lên nhờ nuôi nhím. Còn giờ đây, giá nhím rớt thê thảm, khiến nhiều hộ chăn nuôi con vật này rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”.
Những ngày qua, hàng trăm hecta cà phê trên địa bàn xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng bị rụng trái hàng loạt. Người trồng cà phê ở đây rất lo lắng, vì chưa có biện pháp xử lý. Trong khi đó, cơ quan chức năng cũng chưa xác định được nguyên nhân của tình trạng này để hướng dân cho nông dân.
Trong thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Sóc Trăng đã chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây có múi đã và đang mang lại lợi nhuận cao, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của nhiều địa phương.