Kết thúc đàm phán TPP lịch sử: Hiệp định TPP sẽ đặt ra quy chuẩn cho thương mại trong thế kỷ 21
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng tại cuộc họp báo tuyên bố kết thúc đàm phán TPP ở Atlanta.
“Chúng tôi, Bộ trưởng Thương mại các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam xin tuyên bố chúng tôi đã kết thúc thành công đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”.
9h15 sáng ngày 5/10/2015 đã trở thành thời khắc lịch sử đối với 12 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương với tuyên bố chính thức hoàn tất đàm phán hiệp định TPP của Đại diện thương mại Mỹ Michael Froman.
Theo ông Froman, với những tiêu chuẩn cao và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia, TPP sẽ là một hiệp định toàn diện, cân bằng, góp phần tăng cường sự minh bạch, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo.
Ông Froman nói: “Sau 5 năm tích cực đàm phán, chúng tôi đã đi đến một thỏa thuận nhằm tạo thêm việc làm, đẩy mạnh tăng trưởng bền vững và phát triển hòa nhập, thúc đẩy các sáng kiến trên toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương
. Quan trọng hơn cả, hiệp định TPP đã đạt được những mục tiêu đặt ra về một thỏa thuận nhiều tham vọng, toàn diện, tiêu chuẩn cao và cân bằng, mang lại lợi ích cho người dân các nước thành viên”.
Được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu của thế kỷ 21, Hiệp định TPP bao gồm 30 chương, đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước v.v..
Các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình, xóa bỏ thuế xuất khẩu hoặc chỉ duy trì ở mức hạn chế.
Bộ trưởng Ngoại thương Canada, Ed Fast cho biết: “12 nước TPP cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận mà chỉ cách đây ít lâu tưởng như không thể.
Những đồng nghiệp của tôi ở đây đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ trong đàm phán để đi tới một hiệp định thương mại tự do đầy tham vọng của thế kỷ 21.
Hiệp định này sẽ đặt ra những quy chuẩn cho thương mại thế kỷ 21 trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Chia sẻ quan điểm của Bộ trưởng Canada, Bộ trưởng Thương mại Australia Andrew Robb nhìn nhận:
“TPP là thỏa thuận thương mại đa phương lớn nhất, giàu tham vọng và có ý nghĩa nhất trong 20 năm qua.
Hiệp định này sẽ định hình tương lai cho rất nhiều thỏa thuận thương mại trong thế kỷ 21.”
TPP sẽ hình thành một khu vực mậu dịch tự do chiếm tới 40% kinh tế toàn cầu, và được dự báo sẽ bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ đôla mỗi năm.
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 33,5 tỷ USD vào năm 2025.
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cùng Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán TPP tại cuộc họp báo tuyên bố kết thúc đàm phán TPP.
Họp báo tuyên bố kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới TPP.
Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Công thương Việt Nam, Vũ Huy Hoàng cho rằng TPP sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, trong đó có dệt may, qua đó góp phần tăng cường thị trường lao động.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói: “Hiện tại, ngành dệt may đang tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trong nước.
Những ưu đãi khi tham gia TPP sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn, mang lại nhiều lợi ích cho người nghèo.”
Sau khi kết thúc đàm phán, các nước sẽ tiến hành các thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết chính thức và bắt đầu trình các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn Hiệp định.
Quá trình này thông thường kéo dài tối thiểu là 18 tháng. Đây cũng là khoảng thời gian để các nước tham gia chuyển bị điều kiện cần thiết để có thể thực hiện được tốt hiệp định.
Có thể bạn quan tâm
Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 18.850 ha chè, tăng 1,02% so với năm ngoái, trong đó có 17 nghìn ha chè kinh doanh. Năm 2013, năng suất chè đạt khoảng 110,4 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt gần 192 nghìn tấn, tăng 1% so với kế hoạch, tăng 3,8% so với năm 2012.
Hiện nay, huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã mở rộng diện tích vườn trồng cây ăn quả các loại lên gần 11.400 ha cho sản lượng mỗi năm trên 177.000 tấn trái cây các loại.
Làng Đồng Dụ (xã Đặng Cương, huyện An Dương, Hải Phòng) xưa có giống cam đường được chọn để tiến vua. Trải qua vài trăm năm, giống cam này mai một dần và đến nay đã tuyệt chủng.
Giảm ô nhiễm môi trường, vật nuôi ít bệnh, tăng trưởng tốt, tiết kiệm chi phí chăn nuôi... là hiệu quả mang lại từ mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được triển khai tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội).
Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.