Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

DẦU KHOÁNG SK ENSPRAY 99EC

DẦU KHOÁNG SK ENSPRAY 99EC
Ngày đăng: 28/02/2012

Nguyễn Văn Thanh

và một số bà con trồng cam quýt ở Cái Bè (Tiền Giang)

Trả lời:

Dầu khoáng SK Enspray 99EC là sản phẩm được nhập từ tập đoàn SK (Hàn Quốc) do Cty Cổ phần Bảo vệ thực vật Sài Gòn phân phối.
Sản phẩm này được SX từ công nghệ chưng cất dầu thô theo một quy trình đặc biệt, dùng pha với nước phun lên cây để phòng trừ dịch hại. Đối với sâu hại, nhìn chung các loại dầu khoáng có tác dụng gây ngạt (do dầu tràn vào lỗ thở gây bít lỗ thở), làm thối trứng (do dầu làm rắn vỏ trứng ngăn cản trứng nở, gây rối loạn cân bằng nước trong trứng, làm đông nguyên sinh chất, ngăn cản sự trao đổi khí của trứng…) và thay đổi tập tính sinh hoạt của sâu (trưởng thành không đến đẻ trứng, sâu không thích ăn lá bị dầu bao phủ).
Còn đối với bệnh hại, nhìn chung các loại dầu khoáng có tác dụng phá vỡ màng bào tử, ngăn cản sự nẩy mầm và hạn chế sự phát tán của bào tử, từ đó hạn chế bệnh lây lan, phát triển.
Ngoài việc có thể dùng để phòng trừ trực tiếp dịch hại, các loại dầu khoáng còn được dùng như một chất hỗ trợ cho các loại thuốc BVTV như tăng khả năng bám dính và loang trải của thuốc thông qua việc làm giảm sức căng bề mặt nên tăng cường độ bao phủ, giữ cho thuốc không bị rơi khỏi bề mặt lá và những bộ phận khác của cây; giúp cho thuốc thấm nhanh vào lớp biểu bì lá, làm giảm bớt sự bốc hơi và rửa trôi của thuốc, từ đó làm tăng hiệu lực của thuốc.
Dầu khoáng SK Enspray 99EC không gây hiện tượng kháng thuốc, không độc hại cho cây trồng, an toàn cho người, tôm, cá, ít hại thiên địch, không để lại dư lượng trên nông sản, nên rất phù hợp với chương trình IPM và SX nông sản sạch của nước ta hiện nay. Thời gian cách ly rất ngắn (chỉ 2 ngày), vì thế có thể sử dụng ngay cả khi gần đến ngày thu hoạch nông sản.
Dầu khoáng SK Enspray 99EC dùng để pha với nước ở nồng độ 0,5-0,75% (40- 60 ml/bình 8 lít hoặc 80- 120 ml/bình 16 lít), phun ướt đều lên cây để phòng trừ nhện đỏ hại cây chè và cây có múi (cam quýt bưởi chanh). Đối với cây còn nhỏ có thể dùng bình bơm tay phun với lượng nước 600- 800 lít/ha, với cây đã lớn nên phun bằng bình động với lượng nước khoảng 1.000 lít/ha.
Cách pha chế: Nếu pha dầu đơn, thì các bạn đổ ½ lượng nước vào bình, sau đó đổ đủ lượng dầu vào khuấy nhẹ, rồi đổ lượng nước còn lại vào bình và khuấy đều. Nếu pha dầu với thuốc, thì các bạn pha thuốc với nước trước sau đó đổ đủ lượng dầu vào dung dịch nước thuốc đã pha rồi khuấy đều (tỷ lệ pha: 0,25% dầu + ½ liều lượng thuốc khuyến cáo).
Một số lưu ý khi sử dụng dầu khoáng SK Enspray 99EC:
-Không phun dầu khoáng SK Enspray 99EC khi trời nắng nóng (nhiệt độ trên 35 độ C) nên phun vào các buổi sáng lúc trời còn mát. Không phun khi cây đang bị khô hạn hoặc bị úng ngập.
-Hạn chế phun giai đoạn cây trỗ hoa, không sử dụng cho những loại cây mẫn cảm với sản phẩm như đu đủ.
-Phải phun đủ lượng nước theo khuyến cáo để thuốc có thể phủ ướt toàn bộ những bộ phận cần phun của cây trồng. Có thể phun nhiều lần cách nhau 1- 2 tuần/lần.
-Có thể pha chung dầu khoáng SK Enspray 99EC với các loại thuốc trừ sâu bệnh khác. Nhưng không pha chung với các loại thuốc có gốc lưu huỳnh, gốc đồng, thuốc có hoạt chất Propargite, Carbaryl, Chlorothalonil.


Có thể bạn quan tâm

Phục Tráng Và Bảo Tồn Mía Tím Hòa Bình Phục Tráng Và Bảo Tồn Mía Tím Hòa Bình

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh.

25/11/2014
Vị Thủy (Hậu Giang) Trồng Hoa Sinh Thái Trên 220ha Lúa Vị Thủy (Hậu Giang) Trồng Hoa Sinh Thái Trên 220ha Lúa

Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…

25/11/2014
Vụ Thu Hoạch Mì Năm 2014 Mất Mùa, Rớt Giá Vụ Thu Hoạch Mì Năm 2014 Mất Mùa, Rớt Giá

Nhờ được cơ quan khuyến nông xây dựng mô hình sản xuất và chuyển giao các giống mì cao sản nên hầu hết diện tích mì ở đây được trồng các giống mì mới như: KM 94, KM 98, KM 140. Hiện nông dân Phù Cát đang vào chính vụ thu hoạch mì, nhưng giá mì tươi giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, làm người trồng mì rất lo lắng.

25/11/2014
Nỗ Lực Phục Hồi Lúa Mùa Nổi Nỗ Lực Phục Hồi Lúa Mùa Nổi

Dù thời gian canh tác kéo dài, năng suất thấp nhưng lúa mùa nổi đang cho thấy những lợi thế mà lúa cao sản ngắn ngày không có được. Đó là khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, làm nền cho canh tác màu theo hướng tạo ra nông sản sạch… Quan trọng hơn, nông dân hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện làm giàu trên ruộng lúa mùa nổi.

25/11/2014
Cao Su Vẫn Là Cây Trồng Chủ Lực Cao Su Vẫn Là Cây Trồng Chủ Lực

Mặc dù giá mủ cao su liên tục giảm mạnh từ đầu năm đến nay nhưng nhìn chung, bà con nông dân trồng cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh vẫn giữ vườn cây. Diện tích cao su chặt phá đến nay khoảng 430 ha, tuy nhiên phần lớn là thanh lý vườn cây già cỗi và tái canh; ngoài ra còn có 119 ha cao su chuyển sang trồng cây ăn trái.

25/11/2014