Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Tai Tượng, Lãi 500 Triệu/năm

Nuôi Cá Tai Tượng, Lãi 500 Triệu/năm
Ngày đăng: 01/01/2012

Đó là mô hình của ông Đỗ Hiếu Liêm, 67 tuổi, ở xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Tổng diện tích đất vườn của ông là 17.000m2, trong đó diện tích mặt nước là 1.500m2. Với diện tích mặt nước này ông nuôi cá tai tượng hằng năm thu lãi trên 500 triệu đồng. Một số kinh nghiệm nuôi cá tai tượng của ông:

Khi thu hoạch cá xong ao phải được cải tạo thật kỹ bằng cách: tháo cạn nước ao, vét lớp bùn đáy, diệt cá tạp, bón vôi, phơi đáy ao lâu hơn so nuôi các loài cá khác (phải trên 10 ngày), lấy nước vào ao, dùng hóa chất xử lý nước để ổn định môi trường nước. Khi nước có màu xanh lá chuối non thì tiến hành thả cá giống. Mua giống chọn nơi có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, chọn con cá khỏe, không bị sây sát, tương đối đều cỡ và có giấy kiểm dịch của cơ quan chức năng.

Trên diện tích 1.500m2, ông có nhiều ao.

Nuôi theo hai giai đoạn: Ao nhỏ ông thả cá giống ương nuôi khoảng 8-10 tháng để cá đạt trọng lượng khoảng 0,3 – 0,5 kg/con rồi tiếp tục san qua ao lớn nuôi đến đạt kích cỡ thương phẩm.

Mật độ 7-10 con/m2 (ghép thêm cá sặc rằn để giúp ổn định môi trường nước).

Nếu tính thời gian từ cá giống đến xuất bán khoảng 18 tháng cá đạt được trên 700g/con.

Đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nuôi cá tai tượng, ông cho biết: ngoài việc thiết kế ao theo kiểu trên còn một vấn đề tương đối quan trọng nữa đó là phải biết tập tính ăn của cá. Khi nuôi cá ở ao nhỏ (giai đoạn cá còn nhỏ), cho cá ăn chủ yếu là thức ăn viên kết hợp với một ít rau bèo cắt vừa miệng cá. Vì cá tai tượng giai đoạn còn nhỏ ăn thức ăn có nguồn gốc động vật là chính. Khi cá lớn chuyển sang ăn các loại rau bèo thực vật là chính. Vì đặc điểm này khi chuyển cá qua ao lớn phải có đủ nguồn rau xanh cung cấp cho cá ăn, kết hợp cho ăn thức ăn viên. Đặc biệt khi gần xuất bán tăng cường thức ăn viên để vỗ béo cá.

Trong suốt quá trình nuôi nên giữ cho nước ao có màu xanh lá chuối non hoặc xanh vỏ đậu vì khi nước đục kết hợp với giai đoạn chuyển mùa (nắng – mưa) cá rất dễ bị bệnh. Định kỳ 10 – 15 ngày/lần phòng bệnh cho cá bằng cách: dùng các loại cây thuốc nam, dùng vitamin C, chế phẩm sinh học, vào mùa mưa nên đào rãnh xung quanh bờ ao và rải vôi vào rãnh với lượng 10 kg/100m2, đồng thời hòa vôi vào nước lấy nước trong tạt xuống ao lượng 1-2kg/100m3 nước để phòng bệnh cho cá.

Trung bình mỗi năm với diện tích trên ông thu được hơn 20.000kg cá thịt, trọng lượng trên 700g/con.

Tổng chi: 500.000.000đ

Tổng thu: 50.000đ/kg x 20.000kg = 1.000.000.000đ

Lãi: 500.000.000đ.

Lưu ý: 2Lúa có vài lưu ý với bà con để trác

- Trước khi nuôi, bà con cần tìm hiểu kỹ thuật nuôi, chăm sóc

- Nguồn cung cấp cá giống

- Tìm đầu ra sau khi nuôi để tránh thiệt hại


Có thể bạn quan tâm

Để Cây Cam Sành Phát Triển Một Cách Bền Vững Để Cây Cam Sành Phát Triển Một Cách Bền Vững

Cam sành là một trong những cây ăn trái chủ lực, thế mạnh của huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Do lợi nhuận khá cao từ cây cam sành, các hộ nông dân đã ồ ạt trồng cây cam sành. Việc phát triển cây cam sành một cách tự phát, sử dụng những giống cây trôi nổi, không theo quy hoạch đã làm cho dịch bệnh tràn lan, có nguy cơ sẽ xóa sổ cây cam sành trong vài năm tới. Do đó các ngành nông nghiệp tỉnh cùng các nhà khoa học và nông dân đang tìm giải pháp để khôi phục và phát triển cây cam sành.

24/09/2012
Khẩn Trương Phòng Trị Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Khẩn Trương Phòng Trị Sâu Cuốn Lá Hại Lúa

Tính đến ngày 15/4 đã có hơn 40 ngàn hecta nhiễm, trong đó có 17 ngàn hecta nhiễm nặng, khoảng 43 ngàn ha cần được phun thuốc phòng trừ. Các địa phương bị nặng nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu xuất hiện trên những ruộng cấy sớm, phát triển xanh tốt.

15/07/2012
Dịch Bệnh Tôm Gia Tăng Dịch Bệnh Tôm Gia Tăng

Về vùng nuôi tôm Công Lương, xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) vào những ngày cuối tháng 4 này, chúng tôi được biết vấn đề thời sự của người dân ở đây là nạn dịch tôm đang hoành hành. Trước đây, vùng nuôi tôm Công Lương chưa bao giờ bị dịch bệnh vì cơ sở hạ tầng nuôi tôm nơi đây được Nhà nước đầu tư khá tốt, tính cộng đồng trong nuôi tôm cũng được người nuôi thực hiện chu đáo.

15/07/2012
Thành Công Từ Nuôi Lươn Bể Bạt Ở Hậu Giang Thành Công Từ Nuôi Lươn Bể Bạt Ở Hậu Giang

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xuất hiện phong trào nuôi lươn trong bể bạt cho hiệu quả kinh tế cao, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, thị trường ổn định. Sự thành công của các hộ nuôi lươn ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ là một ví dụ.

28/09/2012
Sử Dụng Khoai Ngọt Làm Thức Ăn Cho Cá Rô Phi Sử Dụng Khoai Ngọt Làm Thức Ăn Cho Cá Rô Phi

Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau có nguồn từ thực vật nhằm cung cấp năng lượng trong thức ăn cho cá. Ngoài cám gạo, còn có khoai mì, khoai lang, bột mì, bột bắp…cũng đóng vai trò quan trọng.

16/07/2012