Kết thúc đàm phán TPP lịch sử: Hiệp định TPP sẽ đặt ra quy chuẩn cho thương mại trong thế kỷ 21

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng tại cuộc họp báo tuyên bố kết thúc đàm phán TPP ở Atlanta.
“Chúng tôi, Bộ trưởng Thương mại các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam xin tuyên bố chúng tôi đã kết thúc thành công đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”.
9h15 sáng ngày 5/10/2015 đã trở thành thời khắc lịch sử đối với 12 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương với tuyên bố chính thức hoàn tất đàm phán hiệp định TPP của Đại diện thương mại Mỹ Michael Froman.
Theo ông Froman, với những tiêu chuẩn cao và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia, TPP sẽ là một hiệp định toàn diện, cân bằng, góp phần tăng cường sự minh bạch, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo.
Ông Froman nói: “Sau 5 năm tích cực đàm phán, chúng tôi đã đi đến một thỏa thuận nhằm tạo thêm việc làm, đẩy mạnh tăng trưởng bền vững và phát triển hòa nhập, thúc đẩy các sáng kiến trên toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương
. Quan trọng hơn cả, hiệp định TPP đã đạt được những mục tiêu đặt ra về một thỏa thuận nhiều tham vọng, toàn diện, tiêu chuẩn cao và cân bằng, mang lại lợi ích cho người dân các nước thành viên”.
Được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu của thế kỷ 21, Hiệp định TPP bao gồm 30 chương, đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước v.v..
Các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình, xóa bỏ thuế xuất khẩu hoặc chỉ duy trì ở mức hạn chế.
Bộ trưởng Ngoại thương Canada, Ed Fast cho biết: “12 nước TPP cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận mà chỉ cách đây ít lâu tưởng như không thể.
Những đồng nghiệp của tôi ở đây đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ trong đàm phán để đi tới một hiệp định thương mại tự do đầy tham vọng của thế kỷ 21.
Hiệp định này sẽ đặt ra những quy chuẩn cho thương mại thế kỷ 21 trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Chia sẻ quan điểm của Bộ trưởng Canada, Bộ trưởng Thương mại Australia Andrew Robb nhìn nhận:
“TPP là thỏa thuận thương mại đa phương lớn nhất, giàu tham vọng và có ý nghĩa nhất trong 20 năm qua.
Hiệp định này sẽ định hình tương lai cho rất nhiều thỏa thuận thương mại trong thế kỷ 21.”
TPP sẽ hình thành một khu vực mậu dịch tự do chiếm tới 40% kinh tế toàn cầu, và được dự báo sẽ bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ đôla mỗi năm.
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 33,5 tỷ USD vào năm 2025.
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cùng Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán TPP tại cuộc họp báo tuyên bố kết thúc đàm phán TPP.
Họp báo tuyên bố kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới TPP.
Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Công thương Việt Nam, Vũ Huy Hoàng cho rằng TPP sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, trong đó có dệt may, qua đó góp phần tăng cường thị trường lao động.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói: “Hiện tại, ngành dệt may đang tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trong nước.
Những ưu đãi khi tham gia TPP sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn, mang lại nhiều lợi ích cho người nghèo.”
Sau khi kết thúc đàm phán, các nước sẽ tiến hành các thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết chính thức và bắt đầu trình các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn Hiệp định.
Quá trình này thông thường kéo dài tối thiểu là 18 tháng. Đây cũng là khoảng thời gian để các nước tham gia chuyển bị điều kiện cần thiết để có thể thực hiện được tốt hiệp định.
Related news

Ngày 21-2, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa vụ đông xuân 2013-2014 với sự tham gia của hơn 500 đại biểu đến từ các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), các Trung tâm giống, một số công ty chuyên cung ứng giống, cùng nông dân các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất giống lúa ở vùng ĐBSCL, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ…

Sinh năm 1976, tại thôn Đồng Ý, trong một gia đình có đông anh em, sau khi học xong phổ thông, Nguyễn Văn Hào ở nhà phụ giúp gia đình phát triển kinh tế. Năm 1999 anh lập gia đình, được bố mẹ cho một mảnh đất, hai vợ chồng anh xin ra ở riêng.

Xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Trung Quốc có bước tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, từ vị trí thứ 6 năm 2009 lên vị trí thứ 4 năm 2013. Dẫu vậy, đây không hẳn là tín hiệu vui.

Thêm một sản phẩm trong loạt 7 chủng loại trái cây chủ lực của tỉnh Tiền Giang là sầu riêng Ngũ Hiệp vừa được Ban quản lý dự án QSEAP tỉnh này trao chứng nhận VietGAP.

Ngày 24-3, tại Đà Lạt, Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (BCĐ NTM) tổ chức sơ kết 3 năm xây dựng nông thôn mới khu vực Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, và Tây Nguyên. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, đại diện các bộ ngành và 19 tỉnh thành trong 3 khu vực tham dự hội nghị.