Thị trường phân bón ổn định
Nguồn cung ure giảm nhẹ
Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (Đạm Ninh Bình) - cho biết: Trong tháng 7 và 8, công ty mất khoảng nửa tháng để dừng máy bảo trì. Vì thế, lượng hàng sản xuất hạn chế, sản xuất ra bao nhiêu, tiêu thụ bấy nhiêu. Hiện tại, nhà máy đi vào sản xuất ổn định và chạy hết công suất từ đầu tuần. Giá đạm Ninh Bình giao cho các đại lý cấp I khoảng 7.400đ/kg. Đặc biệt, đạm Ninh Bình trong tháng không có hàng tồn kho. Đây là lần đầu tiên kể từ khi sản xuất ổn định, lượng tồn kho nhà máy bằng không. Nguyên nhân chính do thị trường khan hàng cũng như nhà máy dừng bảo dưỡng, sữa chữa đúng giai đoạn cao điểm của mùa vụ.
Ghi nhận trong suốt tháng 7, đạm Hà Bắc liên tục khan hàng, lượng sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của bà con. Diễn biến khan hiếm hàng còn nghiêm trọng hơn, nhất là khi nguồn cung chính là đạm Ninh Bình dừng sửa chữa bảo dưỡng một thời gian dài.
Về nhập khẩu, đạm Trung Quốc gần như không có hàng, lượng hàng nhỏ lẻ về Hải Phòng bằng đường thủy chào giá từ 7.600 đ/kg. Đạm Trung Quốc giao tại Lào Cai cũng không có hàng do chào mức giá quá cao, hàng về bằng đường sắt chào tại Đông Anh với giá 7.500 đ/kg. Giá bán lẻ đạm Trung Quốc khoảng 400.000 đồng/bao. Như vậy, mức giá này cũng ngang bằng với hàng sản xuất trong nước.
Tại Sài Gòn, so với nửa đầu tháng 7, lượng hàng nhập khẩu về cảng Sài Gòn đầu tháng 8 đã giảm mạnh. Nguồn cung ure trong thời gian tới có thể sẽ hạn chế hơn khi Nhà máy Đạm Cà Mau bảo dưỡng kéo dài từ ngày 10-25/8.
Các mặt hàng phân bón ổn định
Khác với mặt hàng ure, mặt hàng kali và NPK ổn định hơn về giá và cán cân cung cầu. Mặt hàng kali Phú Mỹ tại thị trường Bắc Trung bộ trong tháng tiêu thụ khá tốt, nếu giữ vững sự ổn định, sản phẩm kali Phú Mỹ sẽ được thị trường chấp nhận. Trong khi đó, mặt hàng NPK các loại tiêu thụ ở mức vừa phải do nhu cầu sử dụng không nhiều. Tại các tỉnh ĐBSLC, giá phân bón ổn định. Cụ thể, ure ở mức 8.000-8.200 đ/kg; NPK giá 9.600- 9.700 đ/kg; DAP giá 11.400- 11.450 đ/kg; Kali 7.350- 7.500 đ/kg. Tại Lào Cai, lượng phân bón nhập khẩu 2 ngày cuối tuần (15-16/8) vẫn khá ổn định. Với mặt hàng DAP, lượng nhập khẩu tại ga Lào Cai khoảng 1.200- 2.000 tấn/ngày; tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai (gần khu công nghiệp Kim Thành) khoảng 500-700 tấn. Trong khi đó, lượng SA và Ammoni Clorua nhập khẩu khoảng 400-500 tấn/ngày; 100-200 tấn/ngày.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 7/2015 đạt 521 nghìn tấn với giá trị 161 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu phân bón 7 tháng đầu năm 2015 đạt 2,56 triệu tấn.
Giá trị nhập khẩu đạt 811 triệu USD, tăng 18,5% về khối lượng và cũng tăng 18,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm ure ước đạt 234 nghìn tấn với giá trị đạt 75 triệu USD, tăng gấp 2,2 lần về khối lượng và tăng 2,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ được biết đến là nơi nghề buôn bán sắt vụn phát triển, nhiều năm qua, những gia đình ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ (Yên Lạc - Vĩnh Phúc) được nhân dân nhiều nơi trong và ngoài tỉnh biết đến như một địa chỉ đầu mối chuyên ấp nở và cung cấp con giống. Nghề ấp nở trứng gia cầm, con giống đã giúp cho nhiều nông dân nơi đây vươn lên làm giàu, xóa đói, giảm nghèo.
Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã mày mò nghiên cứu và áp dụng thành công bao trái trên mít. Kết quả là vườn mít của ông 3 năm qua đều xanh tốt, cho trái to, đẹp và được thị trường ưa chuộng.
Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành, Tiền Giang) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.
Nếu xét về ưu thế, Trà Vinh cũng như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây thanh long ruột đỏ (thanh long), nhất là từ khi dự án ngọt hóa Nam Mang Thít đưa vào sử dụng.
Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, về lĩnh vực chăn nuôi, Nam Định lựa chọn 4 đối tượng chủ lực gồm lợn, gà, ngao và tôm.