Hợp tác kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm
Nhiều lợi ích
Ông Nguyễn Văn Hùng – Chi cục trưởng Chi cục Thú Y Hải Phòng chia sẻ: Sau khi tham quan một số cơ sở giết mổ (CSGM) tập trung tại Hà Nội năm 2014, Hải Phòng xây dựng được 2 CSGM GSGC tập trung trên địa bàn TP.
Điều này góp phần xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ không đủ điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn các quận nội thành, cung cấp nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn chất lượng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Chi cục cũng tham mưu cho TP vận động các tổ chức, cá nhân di chuyển các CSGM nhỏ lẻ vào 2 CSGM tập trung này.
Là tỉnh giáp ranh với Hà Nội, Hà Nam là địa phương cung cấp một lượng lớn GSGC cho Hà Nội. Ông Nguyễn Văn Tân – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Nam cho biết, dù mới thực hiện phối hợp trong công tác Thú y với Hà Nội được một năm nhưng lượng động vật (ĐV) và sản phẩm ĐV của tỉnh được vận chuyển vào Hà Nội thông qua kiểm dịch đã tăng lên đáng kể.
Năm 2014, số ĐV, sản phẩm ĐV đã qua kiểm dịch vận chuyển về Hà Nội chiếm tỷ lệ gần 50% trong tổng số ĐV, sản phẩm ĐV của tỉnh xuất trong nước. Trong đó chủ yếu là các sản phẩm từ lợn và gia cầm.
Đến nay, Chi cục thú y Hà Nội đã thực hiện chương trình phối hợp với 24 Chi cục Thú y tỉnh, thành phía Bắc. Nhờ đó, phần lớn số GSGC vận chuyển lưu thông giữa Hà Nội với các tỉnh đều được tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y tại nơi xuất phát đúng theo quy định. Không chỉ tăng cường trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh, Hà Nội và các tỉnh còn phối hợp trong kiểm soát, truy tìm nguồn gốc các chủ buôn bán GSGC nhập lậu.
Phối hợp chặt chẽ, toàn diện
Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, song chương trình phối hợp vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định. Đơn cử như Hà Nam, dù tiếp giáp Hà Nội với nhiều tuyến giao thông nhưng hiện nay tại các đầu mối giao thông không có trạm kiểm dịch, vì vậy địa phương không kiểm soát được các phương tiện vận chuyển ĐV, sản phẩm ĐV vào Hà Nội.
"Trên địa bàn tỉnh vẫn chưa xây dựng được CSGM tập trung nên không thể kiểm soát được việc giết mổ ĐV cũng như kiểm dịch GS, GC vận chuyển ngoại tỉnh" – ông Tân nói. Để từng bước khắc phục những khó khăn, trong thời gian tới, Hà Nội và các tỉnh sẽ tiếp tục trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tham mưu các cơ chế, chính sách về phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y. Đặc biệt là các chính sách về xây dựng, quản lý mạng lưới thú y cơ sở; chính sách hỗ trợ, giải pháp quản lý các CSGM, sơ chế, chế biến sản phẩm ĐV.
Ông Đỗ Phú Sơn – Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thú y Hà Nội cho rằng, để nâng cao hiệu quả của chương trình phối hợp, các địa phương cần thông báo kịp thời các trường hợp vi phạm như: Giấy kiểm dịch không hợp lệ, vận chuyển không có giấy kiểm dịch, thủ tục kiểm dịch không đúng... để phối hợp kiểm tra và xử lý vi phạm.
Cùng với việc trao đổi thông tin đa chiều, các địa phương cần phối hợp kiểm tra các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, các cơ sở sản xuất con giống, CSGM của Hà Nội và các tỉnh, thành. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh ĐV của địa phương mình.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm hồi phục và tiếp tục phát triển giống cam chanh đặc sản, từ năm 2011, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã triển khai đề tài “Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
Dự án tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông phát triển được 9 năm, dự án này đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đã bộc lộ nhiều khó khăn, nhất là trong năm 2012 chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra sản phẩm không ổn định làm giảm lợi nhuận của người nuôi tôm…
Từ thực tế, anh Thiều Văn Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh) đã bắt tay nghiên cứu mô hình nuôi cua biển trong rừng ngập mặn nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế hiện nay của hình thức nuôi cua biển trong các ao, đầm nước lợ, vùng cửa sông ven biển, đồng thời bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Thỏ lại là loài vật nuôi có vòng đời sản xuất rất ngắn, nhanh tăng đàn, hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy những ưu điểm đó, Phòng LĐ – TB&XH huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã triển khai mô hình nuôi thỏ cho 30 hộ nghèo ở thôn Phú Hòa, xã Trà Phú, bước đầu đạt kết quả khả quan.
Vài năm gần đây, rất nhiều gia đình ở xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) chú trọng vào nghề chăn nuôi bò sữa. Nhờ sự cần cù, chịu khó của bản thân, sự hỗ trợ tích cực về vốn lẫn kỹ thuật từ chính quyền địa phương, người dân đã biết cách nuôi bò sữa hiệu quả và đã có cuộc sống no đủ hơn.