Kết Quả Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Lợn Rừng Thái Lan Lai

Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Dự án Khoa học công nghệ cấp tỉnh “Phát triển mô hình chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ” tại huyện Phổ Yên.
Sau hơn 2 năm triển khai, dự án đã xuất bán 356 con lợn F2 thương phẩm, cung cấp cho thị trường hơn 6,1 nghìn kg thịt lợn chất lượng cao; tổng giá trị thu được của dự án đến thời điểm nghiệm thu đạt hơn 916 triệu đồng (1 kg thịt lợn rừng có giá 150.000 đồng).
Trước đó, dự án đã triển khai trên địa bàn các xã Đắc Sơn, Đồng Tiến và Trung Thành, huyện Phổ Yên, với 8 hộ nông dân tham gia; quy mô tổng đàn nuôi 55 con lợn giống, trong đó 50 con lợn nái rừng lai F1 và 5 lợn rừng đực kết hợp với trồng 1ha cây thức ăn các loại (chủ yếu là cỏ VA-06).
Những hộ được chọn thực hiện dự án là những hộ chăn nuôi có đủ điều kiện về chuồng trại, đất đai, kinh nghiệm chăn nuôi và vốn đối ứng theo yêu cầu kinh tế, kỹ thuật của dự án.
Ban chủ nhiệm dự án đã lựa chọn giống lợn rừng F1 được lai từ lợn đực rừng Việt Nam với lợn cái rừng
Thái Lan để làm con cái nền để tiếp tục lai tạo với đực rừng Thái Lan tạo ra con lai F2 nuôi thương phẩm phù hợp với sinh thái địa phương.
Thời gian tới, Trạm sẽ tiếp tục tuyên truyền mở rộng mô hình chăn nuôi lợn rừng lai trên địa bàn huyện, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Vừa qua dự án được nghiệm thu với kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ đậu thai phối giống lần 1 với lứa 1 đạt 85%, lứa 2 đạt 87%; số lợn con sinh ra trong ổ và trọng lượng sơ sinh cao; tỷ lệ sống đến cai sữa cao - đạt trên 90%; trọng lượng lợn F2 đạt trung bình 20,5 kg ở 6 tháng tuổi. Đàn lợn F2 thích nghi với điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc tại địa phương, sức đề kháng cao. Với một nái lợn rừng Thái Lan lai sau 01 năm nuôi sinh sản sẽ cho lãi 5,9 triệu đồng từ xuất bán lợn con.
Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên đã hoàn thiện được các quy trình kỹ thuật chăm sóc lợn bố mẹ, chăn nuôi lợn rừng lai thương phẩm và quy trình chế biến thức ăn phù hợp với điều kiện địa phương.
Con lai F2 giữa lợn rừng Việt Nam và Thái Lan có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, đã khắc phục được một số nhược điểm như: hung dữ, thịt khô, cứng, đẻ ít ở lợn rừng Việt và tỷ lệ mỡ cao ở lợn rừng Thái và có những đặc điểm nổi trội so với giống lợn rừng thuần; chất lượng thịt vẫn giữ được đặc thù của thịt lợn rừng nên đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, vì vậy đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi - Bà Nguyễn Thị Chín, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên, cho biết.
Related news

Cách mặt tiền đường Ba Tháng Tư, Đà Lạt khoảng một cây số có một thung lũng nhân nuôi 15 con nai vàng trưởng thành. Không gian nơi đây thoáng mát, yên tĩnh, cỏ cây xanh tốt tự nhiên khiến cho đàn nai nhanh chóng thích nghi từ những tháng đầu “nhập cư”.

Gần một tháng nay, ngành Thú y và huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên - địa phương xảy ra bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn bò - đang tập trung bao vây khống chế, không để bệnh LMM phát tán, lây lan rộng thành dịch.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty cổ phần thức ăn Thủy sản Hùng Vương – Vĩnh Long về kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ khoai mì để chế biến thức ăn chăn nuôi tại An Giang.

Hoa tam thất – nụ hoa tiền tỷ, đang cháy hàng tại Lào Cai do nguồn cung có hạn mà nhu cầu lại đang tăng nhanh chóng.
Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết, Đắk Lắk hiện có 70.800 ha cà phê đạt chứng nhận 4C, chiếm 34,8% diện tích cà phê toàn tỉnh, sản lượng hàng năm ước đạt 256.000 tấn.