Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi
Trong 3 năm từ 2010 – 2013, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với dự án Jica – Sofri triển khai thực hiện dự án “Cải thiện hệ thống khuyến nông để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt cho nông dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long” tại huyện Kế Sách. Sau hơn 3 năm thực hiện, mô hình đã thu được kết quả khả quan.
Mô hình triển khai từ tháng 01/2010, qui mô 2 ha mô hình mẫu đến nay đạt được 14,2 ha. Ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án, bên cạnh việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ có đủ năng lực và trình độ chuyên môn phối hợp với dự án và chính quyền địa phương để tổ chức thực hiện theo đúng tiến độ, nội dung, yêu cầu của dự án, Trung tâm khuyến nông tỉnh được sự hỗ trợ từ phía Jica cũng đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và phát hành tài liệu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cam sành và ổi cho hơn 80 hộ nông dân trong và ngoài mô hình. Các hộ được dự án hỗ trợ 100% giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong suốt quá trình tham gia dự án.
Hộ ông Hồ Minh Hải là một trong 16 hộ nông dân tham gia mô hình với diện tích 0,62 ha có 234 cây cam, 380 cây ổi. Sau 18 tháng trồng tỷ lệ cây bị bệnh vàng lá greening là 2,99%. Ông Hải cho biết, do được tập huấn kỹ thuật trước khi trồng lại được dự án hỗ trợ đầy đủ phân bón thuốc bảo vệ thực vật nên vườn cam phát triển tốt và cho thu hoạch trái lần đầu được 1.050 kg với giá 12.000 đồng/kg, ông thu về được 12,6 triệu đồng. Ông Đỗ Văn Út cũng là một trong 16 nông dân tham gia dự án cho biết thêm, ngoài thu nhập từ cam sành, ổi cũng là nguồn thu đáng kể trong lúc kiến thiết vườn. Cụ thể, sau khi tham gia dự án được 8 tháng cây ổi bắt đầu cho thu nhập từ 1,5 – 1,8 triệu đồng/tháng, nếu tính từ khi cây ổi cho thu nhập đến nay gia đình ông thu được hơn 70 triệu đồng tiền ổi.
Qua 3 năm triển khai, chiều cao cây cam 2 -2,3 m, đường kính tán cây 3,5 – 3,8 m, tỷ lệ bệnh greening 7% thấp hơn nhiều so với trồng truyền thống 30 – 50%. Các cây bị bệnh đã cắt bỏ và trồng lại cây mới. Mô hình năm thứ 2 (2011), cây được 18 tháng tuổi, chiều cao cây 1,4 – 1,9 m, đường kính tán cây 1,8 – 2 m, tỷ lệ bệnh chưa phát hiện. Mô hình năm thứ 3 (2012), cây được 9 tháng tuổi đang ra cơi đọt thứ 6 và 8, tỷ lệ sống sau khi trồng 95% số cây chết đã được trồng bổ sung, bệnh greening chưa xuất hiện.
Từ kết quả bước đầu của mô hình trồng cam sành xen ổi ở huyện Kế Sách. Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng dự kiến tiếp tục mở rộng mô hình sang huyện Mỹ Tú từ nguồn kinh phí chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Mới đây tôi lại có dịp về lại xã Bình Thuận của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trong cái nắng hè khá gay gắt, anh Dương Ngọc Thơi - chủ tịch hội Nông dân và anh Nguyễn Hữu Thái- chủ tịch hội Nghề cá xã Bình Thuận đã nhiệt tình đưa chúng tôi tham quan các địa điểm nuôi cá mú lồng tại địa phương.
Trong khi người tiêu dùng lo lắng với chất lượng rau xanh còn người trồng rau sạch khó khăn trong khâu tiêu thụ thì Hội ND phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã chủ động tháo gỡ nút thắt này.
Ba Bể (Bắc Kạn) là một địa phương có thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản cho năng suất cao, tạo ra các loại cá sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với môi trường và khả năng đầu tư thâm canh của người dân trên địa bàn, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá rô phi thương phẩm tại huyện Ba Bể theo quy trình GAP bước đầu mang lại hiệu quả khả quan và mở ra triển vọng trong thực hiện mô hình.
Với hơn 2,5ha trồng ổi, ông Lê Văn Tám (thôn 1, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) có thu nhập mỗi năm 500 triệu đồng.
Những năm gần đây, mô hình nuôi ếch Thái Lan quy mô nông hộ với diện tích vài chục đến vài trăm mét vuông đã phát triển mạnh và đem lại thu nhập đáng kể cho nông dân tỉnh Tiền Giang. Đặc biệt, từ đầu năm 2012 đến nay, giá ếch giống và ếch thương phẩm đều nằm ở mức cao nên nông dân làm nghề này có thể lãi hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.