Kết nối sức mạnh cho ngư dân
Tháng 7.2012, hơn 20 chủ tàu với 210 ngư dân xã Phổ Quang hoạt động nghề lưới cản, lưới vây rút chì chuyên đánh bắt hải sản vùng khơi xa đã tình nguyện tham gia Nghiệp đoàn Nghề cá Phổ Quang. Đến nay, Nghiệp đoàn đã có 1.120 đoàn viên, với 149 tàu cá có công suất trên 90CV tham gia hoạt động ở 21 tổ nghiệp đoàn... Đây là một trong những nghiệp đoàn có đội tàu cá hoạt động ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa nhiều nhất tỉnh. Nghiệp đoàn ra đời và hoạt động có hiệu quả đã kết nối sức mạnh cho ngư dân, họ cùng giúp nhau làm ăn, hỗ trợ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn rủi ro trên biển.
Ông Mai Cho-Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Phổ Quang cho biết: Sở dĩ, nhiều ngư dân tình nguyện tham gia Nghiệp đoàn là do họ thấy vào Nghiệp đoàn thuận lợi hơn trong việc hành nghề trên biển. Nghiệp đoàn đã tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến tận chủ tàu và người lao động. Đặc biệt là, Nghiệp đoàn đã gắn kết các ngư dân lại với nhau, tạo sức mạnh, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Hơn nữa, nghiệp đoàn đã đại diện hợp pháp cho người lao động, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ. Tích cực tham gia giải quyết các tranh chấp xảy ra trong quá trình đánh bắt; kịp thời hỗ trợ cho bà con ngư dân khi gặp rủi ro, tai nạn trên biển để ổn định cuộc sống...
Từ khi Nghiệp đoàn Nghề cá xã Phổ Quang đi vào hoạt động đã đem đến nhiều cái lợi cho ngư dân trên biển và trên bờ. Nghiệp đoàn sắp xếp, hình thành 21 tổ nghiệp đoàn để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp sự cố, tình huống xấu trên biển, thăm hỏi, giúp đỡ các đoàn viên gặp hoạn nạn, lâm vào tình cảnh khó khăn như: Hỗ trợ ngư dân Nguyễn Xếch bị chìm tàu, Võ Đình Hoàng bị tai biến đột quỵ trên biển, Trần Xi bị tai nạn đứt lìa một cánh tay khi vận hành máy xay đá, Nguyễn Văn Thảnh bị ngã gãy xương sườn... Tất cả đều được Nghiệp đoàn thăm hỏi, động viên, hỗ trợ. “Tuy mức hỗ trợ chẳng thấm vào đâu so với thiệt hại, mất mát của ngư dân, nhưng chúng tôi cảm thấy ấm lòng khi được các cấp, các ngành quan tâm, hỗ trợ và động viên”, ông Nguyễn Xếch ở thôn Hải Tân, nói.
Cũng theo ông Mai Cho, thông qua các phong trào thi đua, đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá xã Phổ Quang đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên trực máy ICOM để làm cầu nối giữa đất liền với ngư dân khai thác thủy sản trên biển; đồng thời giúp bà con ngư dân vượt qua sóng to, gió lớn, khi có tàu lạ uy hiếp, tạo thành sức mạnh đoàn kết, liên kết cùng nhau đánh bắt, khai thác hải sản trên vùng biển của Tổ quốc. Nghiệp đoàn còn thường xuyên giúp đỡ, cứu hộ tàu cá gặp nạn trên biển. Cụ thể là vào ngày 20.3.2015, tàu cá của ông Nguyễn Thanh Hùng bị tàu Hải Phòng đâm chìm cách cửa biển Mỹ Á 7 hải lý. Nhận được tin, Nghiệp đoàn phối hợp với Đồn Biên phòng Phổ Quang trực tiếp chỉ đạo, vận động các tàu ra lai dắt tàu bị nạn vào bờ và huy động mỗi đoàn viên đóng góp 50.000đồng, giúp anh Hùng và đoàn viên bị nạn sớm có phương tiện tái sản xuất.
Ngoài ra, Nghiệp đoàn Nghề cá xã Phổ Quang còn tham gia đóng góp “Quỹ Mái ấm công đoàn” được 35 triệu đồng; quyên góp thăm hỏi đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau 37 suất quà, với tổng giá trị 40 triệu đồng. Nghiệp đoàn đã kịp thời phân bổ tiền và quà trị giá 500 triệu đồng mà các cơ quan, đơn vị, cá nhân thông qua chương trình tấm lưới nghĩa tình hỗ trợ đoàn viên của nghiệp đoàn. Những khoản tiền giúp đỡ của cộng đồng thật sự có ý nghĩa trong việc động viên các đoàn viên vượt qua khó khăn, có điều kiện cải hoán đóng mới tàu thuyền, mua ngư lưới cụ hiện đại vươn khơi bám biển.
Có thể bạn quan tâm
Với tiềm năng về thuỷ sản với hơn 220.000 ha nuôi tôm, trong đó có trên 5.000 ha tôm nuôi công nghiệp, tuy nhiên, gần đây có gần 400 ha tôm bị bệnh mà nguyên nhân được ngành chức năng xác định là do dịch bệnh, tôm bị nhiễm độc. Yêu cầu thực tế đặt ra là tìm một hướng đi mới nhằm đa dạng hơn nữa nghề nuôi tôm.
Có 7 hộ gia đình tại các xã An Cư, An Nghiệp, An Xuân, An Ninh Tây và thị trấn Chí Thạnh tham gia dự án. Với tổng kinh phí hơn 575 triệu đồng, trong đó nguồn vốn khoa học công nghệ của huyện hỗ trợ hơn 111 triệu đồng, dự án đã được đầu tư nguồn con giống ban đầu 40 con, gồm 33 heo cái và 7 heo đực.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gio Linh (Quảng Trị), tại Hợp tác xã Phước Thị, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh có 10ha nuôi cá nước ngọt, đang trong thời kỳ phát triển, thời gian qua đã xảy ra hiện tượng cá chết rải rác (chủ yếu là trắm cỏ), với trọng lượng bình quân 1kg/con do bị bệnh viêm ruột và xuất huyết.
Hiện tượng rụng trái non trên cây có múi như cam, quýt, chanh và nhiều loại cây khác là một hiện tượng tự nhiên bình thường. Ở một số loại cây như xoài, nhãn... tỉ lệ trái non bị rụng phổ biến tới trên 90%. Tuy vậy, nếu bị rụng quá nhiều sẽ làm giảm năng suất trồng trọt và cần có các biện pháp hạn chế hiện tượng này.
Ngày 28-4, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Hà Tĩnh cho biết, thời gian gần đây, nhiều ngư dân ở huyện ven biển Lộc Hà đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm kiếm những nguồn lợi thủy sản mới như ốc mỡ, sứa biển góp phần bù đắp sự thiếu hụt của các nguồn lợi thủy sản truyền thống, như mực, cá cơm, ruốc, cá trích…