Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyên gia Nhật cùng ngư dân Bình Định ra biển câu cá ngừ

Chuyên gia Nhật cùng ngư dân Bình Định ra biển câu cá ngừ
Ngày đăng: 13/10/2015

Sau 3 ngày 3 đêm cùng ngư dân Bình Định vươn khơi câu cá ngừ đại dương, kết thúc chuyến biển, các chuyên gia Nhật Bản đánh giá cao tay nghề câu cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định.

Sáng 9/10, 3 trong 25 tàu câu cá ngừ đại dương thuộc Đề án “Thí điểm tổ chức, khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi”, đã cập cảng cá Quy Nhơn sau 3 ngày 3 đêm thực hiện chuyến đánh bắt thử nghiệm.

Đây là chuyến đánh bắt đầu tiên bằng trang thiết bị của Nhật Bản có sự giám sát, hướng dẫn của 4 chuyên gia người Nhật cùng đi với ngư dân Bình Định.

Kết quả, chuyến đánh bắt thử nghiệm này chưa thực sự hiệu quả, bởi cả 3 tàu ra khơi, sau 3 ngày 3 đêm chỉ đánh bắt được 1 con cá ngừ.

Nguyên nhân do hiện đang không phải là vụ đánh bắt chính, nước biển nóng, thêm vào đó ngư trường đánh bắt quá gần bờ (cách bờ khoảng 60 hải lý) nên ít cá

. Theo đánh giá của các ngư dân, việc vận hành các thiết bị câu của Nhật trang bị không quá khó khăn, thậm chí còn dễ.

Vừa trở về chuyến biển thử nghiệm này, ngư dân Nguyễn Quê, chủ tàu BĐ 96776 TS nhận định, thao tác cũng như việc xử lý khi cá ngừ cắn câu thì thiết bị của Nhật chậm hơn với so với ngư dân câu theo kiểu truyền thống.

Tuy nhiên, việc vận hành cá thiết bị của Nhật không quá khó. 

“Các ngư dân Việt Nam có tay nghề rất cao, trình độ. Họ tiếp thu nhanh, chăm chú nghe hướng dẫn, cái gì không rõ họ hỏi lại để hiểu rõ hơn”, ông Keigo Ebata khen ngợi.

Chủ tàu BĐ 96034 TS, anh Bùi Văn Sếp cũng nhận định, câu cá ngừ bằng thiết bị bằng Nhật khá dễ dàng.

Ưu điểm lớn nhất của trang thiết bị vẫn là bộ phận Socker, bộ phận gây tê cá rất nhanh, làm cá tê liệt nhanh, không giãy giụa.

Tuy nhiên, chuyến biển này mới câu được 1 con cá ngừ.

Nhìn chung việc hành thiết bị này rất suôn sẻ, nhưng để đánh giá thì phải có thời gian, khi vào vụ câu cá ngừ chính mới biết được.

Theo giáo sư Keigo Ebata - giảng viên Trường ĐH Kagoshima, nghề câu cá ngừ đại dương của ngư dân Việt Nam không quá khác với ở Nhật.

Tuy nhiên, để cá ngừ Việt Nam xuất khẩu qua thị trường Nhật thì trước hết ngư dân phải sử dụng thuần thục thiết bị câu của Nhật trang bị. Vấn đề quan trọng vẫn là cách bảo quản cá ngừ.

Theo bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, để nâng chất lượng cá ngừ đại dương và có thể thâm nhập vào thị trường Nhật Bản đó là cả một quá trình dài.

Ngư dân phải sử dụng thuần thục công nghệ của Nhật trang bị.

Một vấn đề quan trọng nữa, tàu cá của ngư dân phải được đóng mới, cải thiện khâu bảo quản.

Làm thế nào để chúng ta đánh bắt cá ít nhưng chất lượng cá cao đóng góp quan trọng vào việc bảo vệ nguồn lợi đàn cá ngừ chung của khu vực.

Trước đó, sáng 6/10 tại cảng cá Quy Nhơn (Bình Định), 4 chuyên gia Nhật Bản gồm ông Keigo Ebata - giảng viên Trường ĐH Kagoshima, 3 kỹ thuật viên là ông Tesuo Kiya, Shuji Nakao và ông KeiJi Kamei, cùng cán bộ kỹ thuật thuộc Sở NN&PTNT, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định cùng lên tàu cá ngư dân trực tiếp ra khơi đánh bắt cá ngừ đại dương.


Có thể bạn quan tâm

Thái Lan Chìm Trong Lũ Lụt Thái Lan Chìm Trong Lũ Lụt

Trận lụt nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua khiến ba phần tư diện tích Thái Lan ngập trong nước lũ và đe dọa nhấn chìm thủ đô Bangkok

20/10/2011
Nuôi Cua Lột “Hốt” Đô La Nuôi Cua Lột “Hốt” Đô La

Cầm trên tay con cua lột mềm nhũn vừa vớt lên, ông Hai Trâm - nông dân có thâm niên nuôi cua lột ở Phước Lại (Cần Giuộc, Long An) hồ hởi: “Sản phẩm cua lột của người dân Cần Giuộc chúng tôi không chỉ là món đặc sản của nhiều nhà hàng lớn trên Sài Gòn, mà nay còn xuất cả sang Tây”…

10/02/2011
Khi Đồng Bào Tẽ Ngô Bằng Máy Khi Đồng Bào Tẽ Ngô Bằng Máy

Trong vài năm trở lại đây, phát huy tiềm năng của địa phương, bà con các dân tộc ở Hồng Định đã đưa nhiều giống ngô mới vào gieo trồng. Kết quả là cây ngô đã trở thành cây có sản lượng lớn nhất và mang lại thu nhập cao nhất cho bà con trong số các cây nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết bà con bán ngô ngay sau khi thu hoạch vì không có cách bảo quản tốt. Giá bán vì thế mà rẻ và thường xuyên bị tư thương ép giá. Những hộ gia đình để sau một vài tháng mới bán, được giá cao thì lại bị mối, mọt, làm hao hụt sản lượng ngô.

12/07/2012
Xây Dựng Mô Hình Nông Nghiệp Tiên Tiến Xây Dựng Mô Hình Nông Nghiệp Tiên Tiến

Để nông nghiệp Việt Nam đứng vững và phát triển sau khi gia nhập WTO, đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng mô hình nông nghiệp tiên tiến. Mô hình nông nghiệp tiên tiến là mô hình hướng công nghệ cao, có một số đặc trưng sau đây

31/03/2011
Phát Triển Lúa Gieo Sạ Thẳng Hàng Phát Triển Lúa Gieo Sạ Thẳng Hàng

Việt Nam là quốc gia xuất gạo lớn, nhưng tập quán canh tác lại khá lạc hậu, năng suất cao nhưng chất lượng thấp. Để giảm chi phí cho nông dân, tăng giá trị loại hàng thế mạnh này, Bộ NN&PTNT đang triển khai và nhân rộng mô hình lúa gieo sạ thẳng hàng - được coi là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại

10/12/2011