Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần 12 - 18/10

1. Trên lúa
a) Các tỉnh phía Bắc
Sâu bệnh gây hại chủ yếu tập trung tại khu vực Bắc bộ do khu vực Bắc Trung bộ cơ bản đã thu hoạch xong.
- Sâu đục thân hai chấm: Sâu non tiếp tục gây bông bạc trà lúa trỗ muộn. Cần tập trung theo dõi trên đồng ruộng nhất là trên trà muộn, phòng chống kịp thời cho diện tích có mật độ ổ trứng cao.
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Rầy lứa 7 tiếp tục tăng mật độ hại chủ yếu trên giống nhiễm, trà lúa muộn; nếu không phòng trừ kịp thời gây vàng lá, cháy ổ. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy trên ruộng.
- Chuột tiếp tục phát sinh, hại nặng những vùng gần gò bãi, mương máng, khu vực gần làng.
- Bệnh lem lép hạt: Có khả năng tiếp tục phát sinh gây hại lúa mùa trà muộn trỗ bông - chín tại các tỉnh ven biển khu vực Bắc Trung bộ khi gặp mưa rào và tố lốc.
- Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn: Do thời tiết chuyển mùa hanh khô, bệnh có xu hướng gây hại giảm.
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt... tiếp tục gây hại trên lúa vụ 3, lúa mùa muộn.
- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... hại lúa mùa, lúa vụ 3 giai đoạn đòng trỗ.
- Bệnh đạo ôn lá, cổ bông phát sinh và gây hại cục bộ trên lúa mùa và lúa rẫy ở Tây Nguyên và một số diện tích lúa gieo khô ở các tỉnh đồng bằng.
c) Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu: Tuần tới trên đồng phổ biến rầy tuổi 5, trưởng thành tiếp tục phát triển và tích lũy mật độ. Cần duy trì mực nước trên ruộng thích hợp để hạn chế rầy chích hút thân cây lúa và khi rầy xuất hiện mật độ cao cần phòng chống kịp thời.
Những vùng chuẩn bị gieo sạ lúa ĐX sớm 2015-2016 theo dõi diễn biến của rầy nâu vào đèn và tình hình khí tượng thuỷ văn ở địa phương mình khuyến cáo nông dân tiến hành gieo sạ "né rầy", đặc biệt cần chuẩn bị tốt lượng giống cần thiết để gieo sạ với chất lượng cao nhất, hạn chế sử dụng giống nhiễm.
- Khả năng bệnh đạo ôn lá sẽ còn tiếp tục phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng, đồng thời bệnh đạo ôn cổ bông cũng sẽ gia tăng diện tích trên các trà lúa trỗ. Theo dõi sát diễn biến tình hình của bệnh đạo ôn trên đồng ruộng đặc biệt trên những giống nhiễm để có biện pháp phòng trị bệnh đạt hiệu quả.
- Ốc bươu vàng đang có chiều hướng gia tăng diện tích nhiễm, những cánh đồng trũng không tiêu thoát nước dễ bị chúng tấn công và gây hại nặng.
2. Trên cây trồng khác
Cây vụ đông: Bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, bệnh đốm lá… tiếp tục hại trên ngô. Sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh sương mai, bệnh thói nhũn… hại nhẹ trên rau màu.
Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại.
Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.
Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại tăng.
Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.
CỤC BVTV KHUYẾN CÁO
Trên lúa:
Cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, phát hiện sớm và phòng trị kịp thời bằng thuốc đặc trị đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông là Beam 75WP, kết hợp với thuốc khuẩn Bonny 4SL phòng trừ các bệnh vi khuẩn. Bệnh lem lép hạt phun Aviso 350SC. Trước trổ và sau trổ có thể phun bộ HAI-BBC phòng trừ nhiều loại bệnh.
Khi xuất hiện rầy ở mật độ cao có thể phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12 kg/ha). Ốc bưu vàng rải Honeycin 6GR
Sâu cuốn lá nhỏ có thể phun thuốc trừ sâu sinh học Mimic 20SC. Có thể phối hợp với Altach 5EC để tăng khả năng diệt sâu nhanh hơn, hoặc phun riêng Wellof 330EC.
Trên cây trồng khác:
Cây chè: Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo 3,6EC; Nhện đỏ phun Takare 2EC; Rầy xanh phun Applaud 10WP.
Cà phê: Bệnh thán thư (khô cành, khô quả) phun Carbenda supper 50SC hoặc Manozeb 80WP; Bệnh gỉ sắt phun Nicozol 12,5WP.
Cây tiêu: Bệnh chết nhanh phun Manozeb 80WP, Bony 4SL; Rệp sáp rễ rải Wellof 3GR (20 - 25 gr/gốc).
Cây thanh long: Đốm nâu phun bộ ba đốm nâu của Cty CP Nông dược HAI.
Cây nhãn, vải: Nhện lông nhung phun Takare 2EC.
Có thể bạn quan tâm

Các nhà vườn cho biết, chi phí đầu tư cho một công cam xoàn từ 10-15 triệu đồng, khoảng 2 năm là cho thu hoạch, mỗi năm 2 đợt trái. Bình quân một cây cho sản lượng trái từ 40-50 kg/năm. Theo tính toán, 1ha cam xoàn cho thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Liễu Đô (Lục Yên) đã đăng ký phấn đấu trở thành xã nông thôn mới vào năm 2015.

Theo kết quả điều tra, khảo sát các cá thể cây sầu riêng từ năm 2011-2013 của Trung tâm cây ăn quả miền Đông Nam bộ, giống sầu riêng “SR HB11” được Trung tâm giao cho nhà vườn trồng tại xã Long Phước từ năm 1996 có nhiều đặc tính nổi trội về năng suất ổn định (352 kg/cây), phẩm chất và khả năng chịu sâu bệnh cao…

Có tín hiệu đáng mừng trong xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, đặc biệt một số mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, thông tin từ Bộ Công thương.

Thực hiện phong trào thi đua của Trung ương Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam, Ban đại diện Hội NCT tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh triển khai chương trình hành động NCT tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011 - 2015 và đã phát động phong trào thi đua trong các cấp hội.