Kế Sách (Sóc Trăng) Phòng, Trừ Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn
Bệnh chổi rồng - hay còn gọi là chùn đọt, đầu lân - gây hại chủ yếu trên cây nhãn, năm 2011 bùng phát thành dịch gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất nhãn.
Qua những nỗ lực của ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương, nhà vườn; năm 2013, bệnh chổi rồng được khống chế, tuy nhiên từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh chổi rồng có xu hướng nhiễm trở lại, ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) hiện có trên 2.300 ha nhãn thì đã có 440 ha bị nhiễm bệnh làm bà con cũng rất lo lắng.
Rút kinh nghiệm đợt dịch chổi rồng bùng phát mạnh năm 2011, ngành Nông nghiệp địa phương đang rất quan tâm hỗ trợ nhà vườn chủ động phòng ngừa.
Tại An Lạc Tây, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, năm 2013, xã đã hình thành mô hình vườn nhãn kiểu mẫu với diện tích 60 ha tại Hợp tác xã Thắng Lợi ấp An Phú, bà con tham gia mô hình được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và được hỗ trợ thuốc phòng trị 300.000 đồng/1.000 mét vuông từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Sau một năm thực hiện mô hình đã mang lại hiệu quả tích cực, theo đó thu hút được nhiều bà con quan tâm, cũng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2014, xã An Lạc Tây đã thành lập thêm mô hình vườn nhãn kiểu mẫu tại ấp An Tấn với diện tích 68 ha.
Vừa qua, phòng Nông nghiệp huyện Kế Sách đã tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật như: Cắt tỉa cành, phun thuốc, bón phân... Tin rằng với sự quan tâm của các cấp, chính quyền địa phương và sự tích cực phòng trị của nhà vườn, bệnh chổi rồng sẽ được khống chế, cây nhãn tiếp tục được duy trì và phát triển, cuộc sống nhà vườn ở xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách tiếp tục ổn định.
Có thể bạn quan tâm
Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau cho biết người dân trong huyện rất phấn khởi vì trúng mùa cá đồng, kèm theo đó là giá cá đồng cũng tăng mạnh.
Vào ngày 15 tháng 3 năm 2011, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã tổ chức buổi hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao tỷ lệ sống trong ương giống cá tra”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, Chi cục Thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các doanh nghiệp.
Thấy nuôi cá kiểng hiệu quả, năm 1987, ông mua 1.500m2 đất ở xã Bình Hưng để nuôi. Năm 1995, do khu đất này quy hoạch thành khu dân cư, ông về xã Phong Phú mua 5.000m2 đất để nuôi cá kiểng.
Đối với phần đông đồng bào dân tộc, làm đủ ăn đã là khó, thế nhưng với Rơ Lan Byil ở làng H’lú, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (Gia Lai) thì thoát nghèo là “chuyện nhỏ”. Ông là gương mặt nổi trội ở làng Hlú biết cách làm giàu trên mảnh đất mà ai cũng kêu khó…
Phú Yên hiện có 105 cơ sở sản xuất giống thủy sản với các qui mô khác nhau, phân bố khá đều tại ba khu vực: huyện Đông Hòa (30,5%), thành phố Tuy Hòa (34,3%) và thị xã Sông Cầu (35,2%). Trong đó, đối tượng sản xuất chính vẫn là tôm chân trắng (27 cơ sở), tôm sú (29 cơ sở). Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất giống cua (09 cơ sở), ốc hương (17 cơ sở) và đối tượng khác 02 cơ sở.