Kế Sách (Sóc Trăng) Phòng, Trừ Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn

Bệnh chổi rồng - hay còn gọi là chùn đọt, đầu lân - gây hại chủ yếu trên cây nhãn, năm 2011 bùng phát thành dịch gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất nhãn.
Qua những nỗ lực của ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương, nhà vườn; năm 2013, bệnh chổi rồng được khống chế, tuy nhiên từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh chổi rồng có xu hướng nhiễm trở lại, ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) hiện có trên 2.300 ha nhãn thì đã có 440 ha bị nhiễm bệnh làm bà con cũng rất lo lắng.
Rút kinh nghiệm đợt dịch chổi rồng bùng phát mạnh năm 2011, ngành Nông nghiệp địa phương đang rất quan tâm hỗ trợ nhà vườn chủ động phòng ngừa.
Tại An Lạc Tây, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, năm 2013, xã đã hình thành mô hình vườn nhãn kiểu mẫu với diện tích 60 ha tại Hợp tác xã Thắng Lợi ấp An Phú, bà con tham gia mô hình được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và được hỗ trợ thuốc phòng trị 300.000 đồng/1.000 mét vuông từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Sau một năm thực hiện mô hình đã mang lại hiệu quả tích cực, theo đó thu hút được nhiều bà con quan tâm, cũng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2014, xã An Lạc Tây đã thành lập thêm mô hình vườn nhãn kiểu mẫu tại ấp An Tấn với diện tích 68 ha.
Vừa qua, phòng Nông nghiệp huyện Kế Sách đã tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật như: Cắt tỉa cành, phun thuốc, bón phân... Tin rằng với sự quan tâm của các cấp, chính quyền địa phương và sự tích cực phòng trị của nhà vườn, bệnh chổi rồng sẽ được khống chế, cây nhãn tiếp tục được duy trì và phát triển, cuộc sống nhà vườn ở xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách tiếp tục ổn định.
Related news

Trong đó Thái Bình nhiễm trên 81.500 ha (mật độ sâu phổ biến từ 200 – 300 con/m2), Nam Định 76.500 ha (mật độ 50 – 100 con/m2), Hải Phòng 36.000 ha (mật độ 80 – 100 con/m2)…

Chúng tôi lên Tiên Lý, một trong 6 thôn trồng nhiều hương bài nhất của xã Yên Định khi bà con vừa kết thúc vụ thu hoạch, đang làm đất để trồng lại cho vụ sau. Nhiều vườn cây vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên, hồng Đoàn Kết, hồng Lục Ngạn, đồi bạch đàn, keo lai, trám quả v.v… mặc dù dốc đến trên 20o nhưng nhờ có cây hương bài trồng xen mà đất được giữ ẩm, cản nước xói mòn tốt nên vẫn lên xanh tốt, đang ra hoa trắng xóa hứa hẹn một mùa quả bội thu.

Có một giải pháp đang được nhiều nông dân ở Thoại Sơn, An Giang áp dụng khá hiệu quả, đó là sử dụng phân bón lá Super Humate Sen Vàng (sản phẩm của Cty TNHH An Hưng Tường).

Sau những thành công bước đầu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đưa vào nuôi thử nghiệm Ngao hoa và Vẹm xanh – hai loài nhuyễn thể tự nhiên có giá trị kinh tế cao, khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt tốt hơn.

Sau nhiều năm nuôi gà và lợn không thành công, ông Ngô Đình Sáu (thôn Cẩm Phú 1, xã Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam) chuyển sang nuôi bồ câu lồng.