Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Công Tác Quản Lý Việc Nuôi Tôm Biển Ngoài Vùng Quy Hoạch

Tăng Cường Công Tác Quản Lý Việc Nuôi Tôm Biển Ngoài Vùng Quy Hoạch
Ngày đăng: 16/07/2013

Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Bình Đại (Bến Tre), trong đó nghề nuôi tôm biển, nhất là hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Gần đây, do lợi nhuận từ nuôi tôm biển khá cao nên các hộ dân trong vùng quy hoạch ngọt hóa đã tự đào ao hoặc sử dụng ao nuôi thủy sản nước ngọt, khoan giếng lấy nước mặn để nuôi tôm công nghiệp.

Cách làm này tác động xấu đến môi trường xung quanh, nhất là ảnh hưởng đến diện tích trồng cây ăn trái, mía, dừa… dẫn đến phá vỡ quy hoạch sản xuất nông nghiệp bền vững chung của huyện. Trong đó, các xã Phú Vang, Phú Long, Thạnh Trị, Lộc Thuận... có số hộ đào ao nuôi tôm biển nhiều nhất.

Tình hình nuôi thủy sản tại các vùng quy hoạch ngọt hóa trên địa bàn huyện là tự phát và không được phép của các cơ quan chuyên môn. Trước tình hình trên, Bình Đại đã thành lập tổ công tác vận động và xử lý các trường hợp nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa trên địa bàn huyện.

Nhiệm vụ của tổ công tác là tiến hành vận động và xử lý các hộ dân tự ý khoan giếng nước mặn trong vùng quy hoạch ngọt hóa trên địa bàn huyện, vận động nhân dân không nuôi thủy sản trong vùng ngọt hóa và vùng không quy hoạch nuôi tôm biển.

Ngoài ra, tổ công tác thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý các trường hợp nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa, kiên quyết lập biên bản xử lý đối với những trường hợp cố tình vi phạm, không chấp hành chủ trương chung trong vùng quy hoạch ngọt hóa. Trong công tác, xem việc vận động tuyên truyền là chính, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm đối với những trường hợp đã được vận động, giáo dục, nhắc nhở nhiều lần nhưng không chấp hành, cố tình vi phạm.


Có thể bạn quan tâm

Nâng độ phì nhiêu sản xuất mía Nâng độ phì nhiêu sản xuất mía

Vừa qua, tại xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh), Viện Nghiên cứu Mía đường (Viện Khoa học nông nghiệp VN) tổ chức hội thảo “Biện pháp kỹ thuật tổng hợp, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất tại vùng trồng mía Tây Ninh”.

13/10/2015
PHB 71 trên cánh đồng mẫu lớn PHB 71 trên cánh đồng mẫu lớn

Thời gian sinh trưởng và chiều cao của PHB 71 tương đương các giống lúa đối chứng, song chống đổ tốt hơn. Chất lượng gạo thơm ngon, hạt cơm cũng dẻo hơn nhiều so với các giống lúa khác...

13/10/2015
Sản xuất lúa chất lượng T10 Sản xuất lúa chất lượng T10

Vụ mùa 2015, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang phối hợp với UBND xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn triển khai mô hình SX giống lúa chất lượng cao T10 với diện tích 30 ha, có 150 hộ tham gia.

13/10/2015
Liên kết sản xuất cá tra Liên kết sản xuất cá tra

Mục đích của việc liên kết nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo số lượng cá tra nguyên liệu, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế, giảm thiểu việc hao hụt, thua lỗ của người nuôi...

13/10/2015
Hà Tĩnh vượt tiến độ Hà Tĩnh vượt tiến độ

Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tại Hà Tĩnh chính thức khởi động vào cuối năm 2013.

13/10/2015