Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Ngành Chăn Nuôi Đòi Hỏi Sự Chủ Động Về Nguồn Thức Ăn

Phát Triển Ngành Chăn Nuôi Đòi Hỏi Sự Chủ Động Về Nguồn Thức Ăn
Ngày đăng: 07/10/2014

Hầu hết các loại thức ăn chăn nuôi đều phải nhập khẩu, khiến cho giá đầu vào của Việt Nam luôn cao hơn 10 - 20% so với các nước khác. Để giảm chi phí đầu vào, các trang trại chăn nuôi lớn đang áp dụng biện pháp tự phối trộn thức ăn, song trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn…

Nguồn nguyên liệu không ổn định

Trong 8 tháng năm 2014, cả nước đã nhập khẩu lượng thức ăn gia súc và nguyên liệu trị giá 2,25 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2013. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu cho Việt Nam là Achentina (chiếm 33% thị phần), Hoa Kỳ (13,9%) và Trung Quốc (10,7%).

Ngoài ra, ngành chăn nuôi vẫn phải chịu 5% thuế VAT, khiến cho giá đầu vào của Việt Nam cao hơn so với thế giới, nên không thể cạnh tranh với các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu. Để giảm bớt chi phí đầu vào, hiện một số trang trại chăn nuôi lớn đã áp dụng biện pháp tự phối trộn thức ăn.

Ông Nguyễn Trọng Long, Chủ nhiệm HTX Hoàng Long (Thanh Oai) cho biết, trang trại có 4.000 con lợn, trung bình mỗi năm cung cấp khoảng 860 tấn thịt và 1.000 con giống cho thị trường, bình quân mỗi ngày tiêu tốn 6 tấn thức ăn. Trong những năm qua, giá thực phẩm giảm liên tục, trang trại chăn nuôi không có lãi, do đó HTX đã đầu tư mua một máy trộn thức ăn về tự sản xuất, bước đầu cho hiệu quả, giảm 10% so với giá thành thức ăn của nhà máy cung cấp.

Ông Long cho biết, nuôi con lợn nặng khoảng 1 tạ, nếu vừa sử dụng thức ăn của nhà máy, vừa sử dụng thức ăn tự phối trộn sẽ rẻ hơn được 370 nghìn đồng/con. Khó khăn nhất đối với việc sử dụng thức ăn tự phối trộn là nguồn nguyên liệu (cám, gạo, ngô) không ổn định, giá cả thay đổi liên tục. Ngoài ra, do kỹ thuật chưa cao, nên thức ăn chưa đạt chất lượng tốt nhất.

Việc sử dụng thức ăn tự phối trộn bước đầu mang lại hiệu quả trong chăn nuôi, nhưng việc sử dụng các loại nguyên liệu làm thức ăn cần phải dựa trên 3 yếu tố là: Chất lượng, nguồn cung ổn định và giá cả cạnh tranh. Nếu không sẽ làm tăng chi phí, giảm hiệu quả và không mang lại hiệu quả cả về chất lượng và giá thành sản phẩm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Không những thế, nếu mua phải nguyên liệu bị nấm, mốc thì làm giảm giá trị dinh dưỡng trong thức ăn. Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nguồn cung, nhất là ngô không bảo đảm cho các trang trại tự sản xuất thức ăn. Trung bình một năm cả nước thu hoạch khoảng 4,6 - 4,8 triệu tấn ngô, không đủ cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Vì vậy, mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một khối lượng lớn ngô từ các nước trên thế giới. Ngoài ra, do các nhà máy xay xát hoạt động dựa vào nhu cầu thị trường, nên lượng tấm dùng làm thức ăn chăn nuôi không còn nhiều như các năm về trước. Hơn nữa, giá gạo và tấm của Việt Nam thường có sức cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực, nên thường xuất sang các nước láng giềng, gây ra tình trạng thiếu cục bộ nguồn cung nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi.

Quy hoạch vùng trồng nguyên liệu

Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam Lê Bá Lịch cho rằng, để hạn chế việc mỗi năm Việt Nam nhập 3 - 4 tỷ USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ các nước, trong thời gian tới Nhà nước cần có những chính sách phù hợp để hỗ trợ người chăn nuôi trong việc mua máy móc, các loại nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

Các địa phương cần quy hoạch vùng trồng nguyên liệu sử dụng trong chăn nuôi như ngô, lúa, bao gồm quy hoạch cả về diện tích và chủng giống cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để có năng suất cao và bảo đảm các loại nguyên liệu này sản xuất ra rẻ hơn 10% so với mua thức ăn do nhà máy nước ngoài sản xuất.

Các trang trại khi làm thức ăn tự phối trộn phải bổ sung đầy đủ các chất và nguyên liệu: Gạo, ngô, khoai để thức ăn đạt chất lượng; tuyên truyền cho người chăn nuôi thấy được giá trị dinh dưỡng của thức ăn tự phối trộn, có thể thay thế được các loại thức ăn mua của nhà máy.


Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, đề án, phương án nông, lâm nghiệp Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, đề án, phương án nông, lâm nghiệp

Ngay từ đầu năm, song song với việc thực hiện phát triển KT – XH, QP – AN, huyện Vị Xuyên đã tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình, đề án, phương án trọng tâm trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp. Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện quyết liệt, đảm bảo tiến độ của các chương trình, đề án, phương án và mang lại những kết quả đáng mừng.

04/06/2015
Liên kết sản xuất để nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo Liên kết sản xuất để nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo

Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cho lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nhà nông ngày càng được các địa phương, trong đó có Hậu Giang quan tâm xúc tiến thực hiện mạnh mẽ hơn.

04/06/2015
Đảm bảo cấp nước an toàn trong mùa hè 2015 Đảm bảo cấp nước an toàn trong mùa hè 2015

Mùa hè năm nay, nắng nóng liên tục trên diện rộng, nhiệt độ trung bình từ 37-40 độ C khiến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tăng 5-7% so với năm trước. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, các Cty, đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh đã chủ động duy trì việc cấp nước ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất lượng nước theo quy định; dự phòng giải pháp ứng phó với các sự cố bất thường có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch cho khách hàng sử dụng nước.

04/06/2015
Chủ động nguồn hàng dự trữ trong mùa mưa bão 2015 Chủ động nguồn hàng dự trữ trong mùa mưa bão 2015

Xác định rõ dự trữ hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm đáp ứng nhu cầu hàng hoá thiết yếu của nhân dân trên địa bàn trong mùa mưa bão năm 2015, Sở Công thương đã chủ động xây dựng, triển khai thực hiện phương án chuẩn bị hàng hóa thiết yếu, ổn định thị trường trong mùa mưa bão đến các đơn vị trực thuộc, UBND các huyện, thành phố và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.

04/06/2015
Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Sau khi Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Chương trình hành động thực hiện đề án, cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh ta đã bắt tay ngay vào chuẩn bị các bước xây dựng kế hoạch, đến nay sau hơn 1 năm triển khai thực hiện tuy còn nhiều khó khăn song cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

04/06/2015