Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ì Ạch Kiên Cố Hóa Kênh Mương

Ì Ạch Kiên Cố Hóa Kênh Mương
Ngày đăng: 26/06/2012

Phần lớn hệ thống kênh mương trên địa bàn tỉnh là kênh đất, nên hiệu quả tưới tiêu mang lại không cao, gây thất thoát lượng nước khá lớn trong quá trình vận hành, tưới tiêu.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Bình Định, toàn tỉnh hiện có 159 hồ chứa nước lớn, nhỏ với tổng dung tích chứa 566,4 triệu m3 nước, trong đó có 8 hồ chứa nước có dung tích chứa từ 5 triệu m3 trở lên.

Ngoài ra, Bình Định còn có hơn 107 đập dâng trên sông suối, 96 trạm bơm, 1.650km kênh mương thủy lợi, cung cấp nước tưới cho trên 100.000ha lúa, hoa màu hàng năm.

Tuy nhiên, phần lớn hệ thống kênh mương trên địa bàn tỉnh là kênh đất, nên hiệu quả tưới tiêu mang lại không cao, gây thất thoát lượng nước khá lớn trong quá trình vận hành, tưới tiêu.

Hệ thống kênh mương tại xã Phước Lộc (Tuy Phước) vừa được đầu tư xây dựng kiên cố. Nguyễn Quý

Từ năm 2006, UBND tỉnh Bình Định đã có chủ trương triển khai thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương với mục tiêu hoàn thành bê tông hóa hệ thống kênh mương thủy lợi từ cấp I đến cấp III với tổng chiều dài 1.650km. Thế nhưng, đến nay, các địa phương trong tỉnh mới chỉ thực hiện được 728km, bằng 44% tổng chiều dài kênh mương toàn tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Phú- Giám đốc Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định cho biết: “Trong các năm từ 2009 đến nay, mỗi năm từ nguồn cấp bù thủy lợi phí của Bộ Tài chính, đơn vị đã trích đầu tư từ 15-18 tỷ đồng để kiên cố hóa kênh mương. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí chủ yếu là dựa vào nguồn vốn hỗ trợ của T.Ư có hạn, nên tiến độ thực hiện khá chậm, mỗi năm chỉ bê tông được khoảng 10km kênh mương”.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015, toàn tỉnh Bình Định sẽ đầu tư bê tông 405km kênh mương nằm trong vùng quy hoạch thủy lợi, vùng khan hiếm về nguồn nước, vùng đất xấu, vùng thường xuyên bị lũ lụt, dễ sạt lở hoặc bồi lấp. Tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình này lên đến 345 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Cao Văn Dũng- Phó phòng Quản lý xây dựng công trình (Sở NNPTNT Bình Định), đến nay toàn tỉnh mới đăng ký nguồn vốn thực hiện được 95 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ 65 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn của các địa phương, vốn các chương trình, dự án…

Có thể bạn quan tâm

Thời Nuôi Cá Tiêu Thụ Nội Địa Thời Nuôi Cá Tiêu Thụ Nội Địa

Trong khi người nuôi cá để chế biến xuất khẩu (cá tra) đang ngày một chán nản, lỗ lã liên tục xảy ra trong hơn 2 năm qua, thì nông dân nuôi cá để tiêu thụ nội địa (cá điêu hồng, cá lóc…) đang rất phấn khởi vì lãi to.

05/08/2013
Chăn Nuôi Vịt Tại Tân Châu (An Giang) Chăn Nuôi Vịt Tại Tân Châu (An Giang)

Đây là mô hình được đánh giá rất cao tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp lần thứ 13 (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức vừa qua), với chủ đề “Phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học”, góp phần hạn chế dịch bệnh trên gia súc gia cầm và ảnh hưởng môi trường sinh hoạt cộng đồng dân cư.

05/08/2013
Ðưa Sản Phẩm Sạch Bệnh Ra Thị Trường Ðưa Sản Phẩm Sạch Bệnh Ra Thị Trường

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có có 441 nghìn con lợn, hơn 2,4 triệu con gia cầm với hơn 80 cơ sở chăn nuôi lợn, khoảng 90 cơ sở chăn nuôi gia cầm đạt tiêu chí trang trại. Tình hình chăn nuôi tiếp tục có những chuyển biến tích cực, mức tăng trưởng hằng năm đạt trên 10%.

05/08/2013
Thu Nhập Cao Từ Trồng Tiêu Thu Nhập Cao Từ Trồng Tiêu

Nhiều vườn tiêu trên địa bàn các huyện Tây Hòa, Sông Hinh (Phú Yên) đang vào thời kỳ thu hoạch. Mặc dù sản lượng giảm nhưng giá tiêu đứng ở mức cao nên các hộ trồng tiêu thu được lợi nhuận cao.

05/08/2013
Nhân Rộng Mô Hình Dùng Chế Phẩm Sinh Học Biovac Và Rơm Rạ Để Sản Xuất Phân Hữu Cơ Nhân Rộng Mô Hình Dùng Chế Phẩm Sinh Học Biovac Và Rơm Rạ Để Sản Xuất Phân Hữu Cơ

Cán bộ Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh hướng dẫn các hộ dân ở xã Đông Văn (Đông Sơn) dùng chế phẩm sinh học biovac và rơm, rạ để sản xuất phân hữu cơ.

05/08/2013