Đội Ngũ Khuyến Nông Ở Gia Nghĩa Đi Đầu Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất

Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì thị xã Gia Nghĩa hiện có 8 khuyến nông viên xã, phường và hơn 50 cộng tác viên khuyến nông của các thôn, bon, tổ dân phố.
Qua thời gian công tác, đội ngũ này đã và đang hoạt động ngày càng hiệu quả, trở thành “cầu nối” nhịp nhàng cho việc tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao các kiến thức khoa học, kỹ thuật đến nông dân, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp địa phương theo hướng chất lượng cao.
Điển hình như anh Huỳnh Cao Nhất ở thôn Tân Tiến, xã Quảng Thành những năm qua luôn đi đầu trong việc chuyển đổi giống cây trồng phù hợp để cho thu nhập cao nhất trên diện tích canh tác của gia đình. Không chỉ thâm canh cà phê, anh còn tận dụng diện tích ao hồ nuôi cá, đất sình trồng rau, hoa, hàng năm, nguồn lãi từ trồng trọt là hơn 200 triệu đồng.
Cụ thể, đối với gần 1 ha cà phê, anh áp dụng quy trình chăm sóc, bón phân hợp lý, giảm chi phí đầu tư mà cây trồng vẫn sinh trưởng, phát triển tốt.
Mỗi năm, vườn cà phê của gia đình cho năng suất trung bình từ 3 tấn/ha trở lên. Bên cạnh cà phê, với diện tích đất gần 1 sào ở cuối vườn, anh đã đào ao nuôi cá, luân canh các loại rau xanh, hoa, mang lại nguồn thu khá cao. Học theo cách làm của anh, nhiều hộ gia đình ở thôn Tân Tiến hiện cũng đã trồng hoa, măng tây xanh… cho thu nhập từ 100-300 triệu đồng/năm.
Tương tự, chị Lê Thị Thương, ở xã Đắk R’moan cũng là một người luôn đi đầu trong việc nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Với 3 ha đất, chị đã trồng khoai lang Nhật Bản, ngô lai, nuôi 2 ao cá, hàng chục con heo, tạo thành cơ sở “đa canh, đa con”, hỗ trợ cho nhau nên có được nguồn thu nhập khá ổn định. Nhờ sự đi đầu của chị Thương cũng như cách truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật dễ nghe, dễ hiểu, dễ thực hiện nên nhiều người dân trên địa bàn đã mạnh dạn làm theo, nâng cao thu nhập.
Theo anh Phạm Anh Dũng ở thôn Tân Bình thì học tập cách làm của chị Thương, gia đình anh cũng đã cải tạo phần đất sình gần mép hồ để trồng các loại rau. Ban đầu cũng chỉ để phục vụ bữa ăn gia đình nhưng hiện nay, anh đã phát triển thành hàng hóa, với mức thu nhập trung bình 150.000 đồng/ngày. Nhờ đó, đời sống gia đình anh bớt đi nhiều khó khăn.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/doi-ngu-khuyen-nong-o-gia-nghia-di-dau-ung-dung-khoa-hoc-ky-thuat-vao-san-xuat-35729.html
Có thể bạn quan tâm

Lúa mùa tại đồng bằng Bắc Bộ đang trong thời gian xuôi quả, đỏ đuôi. Vào thời gian này, nếu lúa gặp mưa lớn gây ngập úng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất.

Vài năm trở lại đây, hàng loạt mặt hàng nông sản ế ẩm của nông dân Tây Nguyên được một phụ nữ và các bạn của cô nỗ lực đưa lên mạng để tìm hướng tiêu thụ.

Xung quanh chủ trương chuyển vụ đông thành vụ chính, phóng viên NTNN đã phỏng vấn ông Ma Quang Trung- Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT). Ông Trung cho biết, hiện Bộ đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Quyết định 580 để mở rộng hỗ trợ chuyển đổi đất lúa sang các cây trồng khác, dự kiến sẽ được thông qua trước vụ đông.

Việc cơ quan chức năng xử lý chưa nghiêm đã dẫn tới tình trạng các chất bị cấm sử dụng, các chất tạo nạc vẫn được dùng tràn lan trong chăn nuôi. Nhiều ý kiến cho rằng, cần hình sự hóa hành vi buôn bán, sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi.

Món nấm mối tự nhiên giá bạc triệu ở khu vực Tây Nguyên được nhiều người ưa chuộng đã được trồng bằng cách ủ vào mùn cưa rồi bơm chất kích thích.