Huyện Tuy An (Phú Yên) có hơn 60 ha tôm nuôi bị bệnh và mất trắng
Tính đến thời điểm này, huyện Tuy An đã có hơn 60 ha trong số 385 ha thả nuôi trong I/2015 bị mắc bệnh hoại tử gan tụy, trong số này hơn 12 ha thả nuôi được 1 - 1,5 tháng tuổi bị mất trắng. Diện tích tôm nuôi mắc bệnh và mất trắng tập trung chủ yếu ở những vùng nuôi tôm lâu năm, như An Ninh Tây, An Ninh Đông và An Cư.
Nguyên nhân tôm nuôi bị bệnh được xác định bởi 3 yếu tố chính, gồm chất lượng nguồn giống không được đảm bảo, nắng nóng kéo dài khiến rong tảo trong các khu vực, hồ nuôi tôm phát triển mạnh, gây bó hẹp không gian trong hồ nuôi, hạn chế nguồn o - xy trong nước và nguồn nước tại nhiều khu vực, hồ nuôi tôm bị ô nhiễm trầm trọng.
Trước tình hình này, các cơ quan chuyên môn huyện Tuy An khuyến cáo hộ nuôi tôm cần bổ sung các khoáng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe cho tôm nuôi. Đồng thời, hỗ trợ cho hộ nuôi tôm 3.700 kg hóa chất clorin để xử lý, làm sạch môi trường nước trong hồ nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh phát tán, lây lan gây hại tôm nuôi trên diện rộng.
Tuy nhiên, nếu điều kiện nắng nóng tiếp tục kéo dài và nhiều hộ nuôi tôm còn lơ là với công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi như hiện nay, thì diện tích tôm nuôi bị bệnh và mất trắng ở huyện Tuy An sẽ còn xảy ra trên diện rộng.
Related news
Một số nhà vườn ở huyện Định Quán (Đồng Nai) đã đưa vào trồng thử giống mãng cầu ta không hạt và hiện đã cho trái. Mãng cầu ta không hạt hiện được thị trường khá ưa chuộng vì mùi vị ngọt thanh, thịt trắng dai, không có hạt.
Dù công chăm sóc khó nhọc hơn những loại cây khác nhưng trồng nhiều loại cây ăn trái trên cùng đơn vị diện tích đã mang lại hiệu quả cao cho không ít gia đình. Ở xã Bình Sơn (Bù Gia Mập - Bình Phước) vườn cây ăn trái của gia đình anh Nguyễn Hồng Phương ở thôn Phú Châu cho lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác, Trạm Khuyến nông huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) phối hợp với xã Xuân Trường đưa vào trồng thử nghiệm 2 ha cây chùm ngây xen cam tại cánh đồng Nải Tài.
Mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống cây mới vào sản xuất, anh Phạm Văn Tiến, xã Khánh Trung (Yên Khánh - Ninh Bình) đã ứng dụng thành công kỹ thuật trồng giống dưa Kim Hoàng hậu (còn gọi là dưa vàng) có xuất xứ từ Thái Lan, cho năng suất, chất lượng không thua kém dưa nhập khẩu, nhưng giá thành lại rẻ hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với loại cây trồng khác.
Do thời tiết nắng mưa xen kẽ nên các loại sâu bệnh đang tấn công các trà lúa vụ 3 và lúa hè thu đòng trổ, gây ảnh hưởng đến năng suất.