Hơn 60% Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Có Lãi
Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải – Trà Vinh, tính đến ngày 21/8/2013, trên địa bàn huyện có 644 hộ thả nuôi hơn 225 triệu con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích hơn 412 hécta. Tập trung nhiều tại các xã Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Toàn.
Đến thời điểm này đã có 421 hộ thu hoạch được hơn 1.605 tấn tôm nguyên liệu. Giá tôm thẻ chân trắng thương phẩm vụ này ở mức cao, loại 70 – 80 con/kg dao động từ 110.000 đồng đến 125.000 đồng; loại 50 con/kg có giá từ 130.000 – 145.000 đồng. So cùng kỳ năm trước thì giá tôm thẻ chân trắng thương phẩm vụ này tăng từ 20.000 – 50.000 đồng/kg. Ước tính giá trị thu được từ sản xuất tôm thẻ chân trắng đã mang lại cho người dân Duyên Hải nguồn thu hơn 160 tỷ đồng.
Theo nhiều hộ nuôi, tôm thẻ chân trắng dễ nuôi, thời gian thu hoạch ngắn, nên thu hút nhiều hộ dân tham gia. Tuy nhiên, do mới được đưa vào nuôi đại trà, nhiều hộ chưa nắm bắt được hết những yêu cầu cần thiết trong nuôi tôm thẻ chân trắng, nên đã có hơn 36% hộ nuôi bị thua lỗ.
Có thể bạn quan tâm
Theo ông Trần Bảo Toàn, GĐ DNTN Thanh Lịch (Đồng Tháp), giá gạo thành phẩm ở ĐBSCL đang ở mức khá cao. Ngày 8/7, gạo 5% tấm thành phẩm tại kho ở mức 8.200-8.300 đ/kg. Giá gạo 5% tấm khi cặp mạn tàu khoảng 8.400-8.500 đ/kg. Gạo thành phẩm 15% tấm ở mức 7.800 đ/kg …
Trong những ngành hàng nông sản XK chủ lực, hồ tiêu có lẽ là mặt hàng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong nửa đầu năm nay. Tính đến giữa tháng 5, các DN đã XK được 83.471 tấn hạt tiêu, đạt giá trị trên 579 triệu USD.
Giữa trưa, trong cái nắng chói chang của mùa hè, trên đồng muối thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước) nhưng hàng chục diêm dân mải miết lao động. Người cào, người gánh, người vận chuyển muối lên xe đưa đi tiêu thụ, tất cả đều rất hối hả.
Không đầu tư thêm nhà máy chế biến cá tra phi lê ở ĐBSCL - Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại buổi lấy ý kiến dự thảo “Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 10/7.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có 5 loại hình cà phê bền vững gồm: 4C, UTZ Certified, RFA và Fairtrade. Tuy nhiên với cà phê canh tác theo tiêu chuẩn 4C (canh tác dựa trên những tiêu chuẩn về kinh tế, môi trường, xã hội) được xem là loại hình phổ biến nhất do yêu cầu kỹ thuật ở mức cơ bản dễ tiếp cận đối với người dân.