Huyện Ngọc Lặc Trồng Mới 12.000 Cây Phân Tán
Năm 2015, huyện Ngọc Lặc đặt ra mục tiêu trồng mới 800 ha rừng, hơn 20.000 cây phân tán. Để công tác trồng rừng diễn ra thuận lợi, đúng kế hoạch, thời gian qua, cùng với việc chỉ đạo các đơn vị, địa phương chuẩn bị nguồn giống bảo đảm chất lượng, huyện đã phổ biến, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện trồng cây phân tán.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Lặc, đến ngày 3-3, toàn huyện đã trồng được 12.000 cây phân tán, chủ yếu là các loại: Lát, sao đen, keo, xà cừ... Huyện phấn đấu kết thúc vụ xuân sẽ trồng mới được 480 ha rừng, chiếm 60% kế hoạch. Được biết, trong quý I-2015, huyện sẽ tập trung chỉ đạo chính quyền các xã tiếp tục đôn đốc nhân dân tập trung trồng cây phân tán.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đang gia tăng cả về phương tiện và dụng cụ khai thác. Điều này ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của ngư dân ven biển.
Đó là nội dung quan trọng tại công văn số 1234/TCTS-NTTS ngày ngày 20/5/2015 của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) về việc chỉ đạo tăng cường quản lý, sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2015.
Trong những năm gần đây, môi trường thuỷ sản là một trong những lợi thế để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá ở huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, vào mùa mưa bão hàng năm, nhiều hộ gia đình gặp khó khăn trong việc bảo vệ thủy sản do môi trường bị biến động, thay đổi đột ngột làm cho thủy sản sinh trưởng và phát triển kém.
Cà Mau có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi tôm công nghiệp. Cái duy nhất hiện nay chúng ta còn thiếu để đi đến thành công là chưa lắm vững kỹ thuật nuôi.
Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định, đến nay nông dân các địa phương trong tỉnh đã sử dụng trên 1.681 ha mặt nước để nuôi tôm, trong đó diện tích mặt nước thả nuôi tôm thẻ chân trắng 483,3 ha, tôm sú 1.197,7 ha.