Huyện Long Phú (Sóc Trăng) phát huy hiệu quả cánh đồng lúa lớn
Cánh đồng lúa lớn ở xã Long Đức có tổng diện tích hơn 600 ha, với hàng trăm hộ tham gia ở 3 ấp An Hưng, Lợi Hưng, Hòa Hưng. Trước đây bà con sản xuất nhỏ lẻ, sau khi thu hoạch lúa phải tự tìm cho đầu ra. Nhưng nhờ được tuyên tuyền vận động và thấy được lợi ích thiết thực nên mọi người đã đồng tình tham gia mô hình này. Theo đó nông dân được hỗ trợ 30% tiền lúa giống và gieo sạ cùng một loại giống cấp xác nhận, đồng thời được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, thực hiện đúng quy trình sản xuất, anh Lý Công Chức ở xã Long Đức cho biết: “Khi tham gia cánh đồng cánh đồng này tôi thấy có rất nhiều cái lợi như: khâu thủy lợi nội đồng, giống lúa, giá lúa bán được cao hơn, điều quan trọng nữa là giảm được chi phí đầu tư và thuốc bảo vệ thực vật.”
Để cánh đồng lúa lớn phát huy hiệu quả, huyện đã đầu tư hàng tỉ đồng để nâng cấp hệ thống thủy lợi và đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao giống cây con mới, nâng chất lượng vùng sản xuất lúa hàng hóa, thực hiện tốt Đề án cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa; Nhờ đó lúa phát triển tốt, năng suất đạt 7 tấn/ha, cao khoảng 1 tấn/ha so với những hộ không tham gia cánh đồng lớn và bà con còn giảm được chi phí sản xuất, anh Bùi Duy Sơn ở xã Long Đức cho biết: “Năm nay ruộng lúa của tôi năng suất ước đạt trên 7 tấn/ha. Nhờ tham gia mô hình cánh đồng lớn nên vụ này hạn chế được sâu bệnh rất nhiều, năng suất lúa lại cao. Tôi thấy mô hình rất hiệu quả.”
Từ kết quả của mô hình Cánh đồng lớn đã góp phần giúp Long Phú ổn định diện tích canh tác lúa 15.500 ha và nâng tổng sản lượng lúa đạt 292.852 tấn năm 2014, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.Thời gian tới, huyện Long Phú tiếp tục nghiên cứu, khảo sát và tiến tới mở rộng thêm diện tích, nhằm không ngừng nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương, ông Nguyễn Thanh Hùng – Bí Thư huyện ủy Long Phú cho biết: “Hiện toàn huyện có 6 xã thực hiện mô hình cánh đồng lớn. Qua khảo sát, chúng tôi thấy mô hình này mang lại lợi nhuận từ 15% đến 20% so với sản xuất nhỏ lẻ.”
Thu hoạch lúa hè thu ở cánh đồng mẫu lớn ở huyện Long Phú.
Tuy nhiên để mô hình cánh đồng lớn cho năng suất - chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho nông dân, thì ngành chức năng cần có chính sách đầu tư đồng bộ,kịp thời cho sản xuất nông nghiệp, nhất là đảm bảo giá cả đầu ra của sản phẩm luôn ổn định, để nông dân cải thiện được cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
Một vùa vải bội thu là niềm vui lớn với người dân các vùng trồng vải ở Lục Ngạn. Ngược lại “180 độ”, người dân vùng Yên Thế đang phải than ngắn, thở dài với những đàn “gà đồi Yên Thê”- thương hiệu mà cả chính quyền và nông dân cố công gây dựng mấy năm qua với nhiều kỳ vọng.
Thời gian gần đây do giá cao su trên thị trường giảm thấp, cùng với một số nguyên nhân khác khiến nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đã chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác.
Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 21ha. Mặc dù người dân đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trình độ kỹ thuật lạc hậu, nuôi thả quảng canh, manh mún, nên năng suất, sản lượng thủy sản chưa cao (năng suất đạt 1,5 -2 tấn/ha, sản lượng đạt 43,6 tấn/năm).
Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Hải Giang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã thuần hóa, nuôi dưỡng thành công nhiều loài động vật sống trong tự nhiên và đem lại hiệu quả khá lạc quan. Trong đó, nuôi dúi và nhím được xem là mô hình mang lại lợi nhuận cao.
Thời điểm hiện nay, nông dân Bình Định tại các địa phương như: Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh… đang vào cuối vụ thu hoạch ớt, với giá thu mua đang ở mức khá cao. Tại các chợ đầu mối thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn), giá ớt tươi được các thương lái thu mua từ 20.000 - 24.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ (từ tháng 4 đến tháng 7).