Huyện Hồng Ngự Tập Trung Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng cùng các sở, ban, ngành tỉnh vừa có buổi làm việc với huyện Hồng Ngự về thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM).
Nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch phát triển từng ngành hàng chủ lực của huyện gắn với chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới, huyện Hồng Ngự đề nghị tỉnh hỗ trợ khảo sát quy hoạch lập dự án vùng sản xuất giống lúa tập trung tại khu đê bao 2.600ha xã Thường Phước 2 và Thường Thới Tiền.
Qua đó, huyện quy hoạch đê bao 2.600ha thực hiện mô hình cánh đồng sản xuất lớn gắn với thực hiện dự án VnSAT. Ngoài ra, huyện đề nghị tỉnh hỗ trợ cá tra hậu bị đã cải thiện di truyền, bò giống và nguồn cây giống cho công tác chuyển đổi cây công nghiệp ngắn ngày của huyện; xây dựng kiên cố hệ thống tưới tiêu và nhà lưới trồng rau cho vùng sản xuất rau an toàn xã Long Thuận; hỗ trợ các mô hình sản xuất theo quy trình VietGAP của từng ngành hàng nhằm đạt mục tiêu trong kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện. Riêng về xây dựng NTM, huyện kiến nghị tỉnh giúp địa phương tháo gỡ khó khăn về tiêu chí 16 cho xã điểm Long Thuận.
Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Hùng ghi nhận và cho biết sẽ xem xét giải quyết khó khăn cùng địa phương. Ông đề nghị huyện tập trung đẩy mạnh các mô hình sản xuất lớn của huyện; hợp nhất các hợp tác xã (HTX) nhỏ lẻ yếu kém thành HTX quy mô lớn, tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất cho nông dân, nhất là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng; mở thêm dịch vụ cho HTX, lấy khu đê bao 2.600ha làm điểm thu hút và kêu gọi doanh nghiệp liên kết tiêu thụ. Về xây dựng NTM, cần thường xuyên tuyên truyền trong nhân dân về ý nghĩa xây dựng NTM, từ đó tham gia cùng chính quyền, đảm bảo cuối năm 2015, 3 xã điểm phải đạt 19/19 tiêu chí về xây dựng NTM.
Có thể bạn quan tâm
Cụ thể hóa mục tiêu này, cơ quan có thẩm quyền của tỉnh đã đầu tư hạ tầng cơ sở nhân giống, tạo giống thủy sản, trong đó có Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai. Được đưa vào hoạt động giữa năm 2012 nhưng do yếu tố khách quan nên đến đầu năm 2013, Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai mới bắt đầu triển khai phần việc ương cá giống.
Sau hơn 2 năm mới có dịp quay lại thôn Nà Nôm, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê, một địa danh được nhiều người trong và ngoài huyện biết đến, nhờ việc những người dân nơi đây tiên phong đưa cây hồi - một loại cây lưỡng dụng vừa là cây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, vừa là cây dược liệu giúp người dân có thu nhập ổn định hàng năm từ hai loại sản phẩm Hoa thực tế là quả hồi và Tinh dầu vào trồng thành công tại vùng đất này.
Với mong muốn giành được mùa vàng bội thu, khi không khí xuân đang tràn ngập trên khắp đường làng, ngõ xóm và trong mỗi gia đình thì trên khắp các cánh đồng những ngày cuối năm Giáp Ngọ, nhiều bà con nông dân trong tỉnh vẫn nô nức “trảy hội” xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch nốt diện tích cây vụ đông, nơi thì tích cực san phẳng ruộng, chăm sóc mạ, nơi lại đang khẩn trương gieo cấy lúa xuân. Không khí lao động thật nhộn nhịp.
Thời gian qua, nhiều người nông dân (ND) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ công nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều loại nông sản “độc”, lạ để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những “nhà khoa học chân đất” này đã gặp không ít trở ngại về bản quyền.
Tại hội thảo, một số nhà khoa học đánh giá cao dự án phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên song cho rằng cần phải hết sức “bình tĩnh” khi phát triển loại cây này. Theo giáo sư Hoàng Hòe, người đầu tiên đề xuất trồng cây mắc ca, thế giới đã phát triển cây mắc ca trong 50 năm qua với 10 nước tham gia nhưng đến nay, diện tích chỉ đạt khoảng 80.000 ha.