Huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) Thả Nuôi 90 Triệu Con Tôm Giống

Vụ nuôi tôm xuân – hè 2014, huyện Hoằng Hóa phấn đấu nuôi thả 1.359 ha tôm; trong đó, diện tích thả tôm sú là 1.351 ha, tôm he chân trắng là 8 ha. Từ đầu tháng 4 đến nay, do thời tiết ấm áp, các chủ đầm nuôi tôm đã đấu mối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa để lấy nguồn giống bảo đảm chất lượng vào nuôi thả.
Tính đến hết ngày 15-4, toàn huyện đã thả nuôi được 90 triệu con tôm giống; trong đó, tôm sú 75 triệu con, đạt 75% kế hoạch; tôm he chân trắng 15 triệu con, đạt 150% kế hoạch.
Nét mới trong vụ nuôi tôm xuân – hè năm nay là huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo các chủ đầm tôm không thả tôm với mật độ dày đặc như những năm trước; sẽ thả con giống bổ sung khi đã cho thu hoạch đợt đầu. Như vậy, không những tránh tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước gây bệnh cho tôm, mà còn kéo dài thời gian nuôi thả, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Hiện tại, huyện Hoằng Hóa đang chỉ đạo các hộ nuôi tôm tập trung cải tạo diện tích ao đầm còn lại; đồng thời, đấu mối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong và ngoài tỉnh để lấy khoảng 30 triệu con tôm giống cho thời điểm thả bổ sung. Dự kiến, đến hết tháng 4, huyện sẽ hoàn thành số lượng thả tôm giống đợt đầu và đến cuối tháng 5, đầu tháng 6 sẽ tiến hành cho thả tôm giống bổ sung.
Có thể bạn quan tâm

Cá trê Phú Quốc (còn gọi là cá trê suối Phú Quốc), là loài quý hiếm chỉ có ở đảo Phú Quốc, có thịt thơm ngon, hơi dai, có thể làm nhiều món ăn, như: canh chua, nấu mẻ, nướng cuốn bánh tráng, hấp hèm…

Theo các trại chăn nuôi ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương giá gà bán tại trại tiếp tục giảm mạnh 6.000 đồng - 7.000 đồng/kg so với tháng trước.

Thu hoạch vụ hành tím năm nay, 950 hộ ở xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) rất khấn khởi vì được mùa, được giá. Nhơn Hải có diện tích đất nông nghiệp 2.482 ha, trong đó diện tích cây hành 45 ha.

2 năm gần đây, gia đình anh Nguyễn Ngọc Vinh - chuyên làm cá giống ở xóm 7, xã Phú Xuyên (Đại Từ - Thái Nguyên) đã tận dụng mặt nước thả thêm ba ba, cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.

Mỗi năm huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hơn 10.000 nông dân sản xuất giỏi các cấp. Nhiều hộ nhờ cần cù, chịu khó, áp dụng tốt khoa học - kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chăn nuôi và thực hiện tốt chủ trương đa cây, đa con, đã trở nên giàu có. Ông Nguyễn Văn Thượng ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân là một điển hình.