Huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) Thả Nuôi 90 Triệu Con Tôm Giống

Vụ nuôi tôm xuân – hè 2014, huyện Hoằng Hóa phấn đấu nuôi thả 1.359 ha tôm; trong đó, diện tích thả tôm sú là 1.351 ha, tôm he chân trắng là 8 ha. Từ đầu tháng 4 đến nay, do thời tiết ấm áp, các chủ đầm nuôi tôm đã đấu mối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa để lấy nguồn giống bảo đảm chất lượng vào nuôi thả.
Tính đến hết ngày 15-4, toàn huyện đã thả nuôi được 90 triệu con tôm giống; trong đó, tôm sú 75 triệu con, đạt 75% kế hoạch; tôm he chân trắng 15 triệu con, đạt 150% kế hoạch.
Nét mới trong vụ nuôi tôm xuân – hè năm nay là huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo các chủ đầm tôm không thả tôm với mật độ dày đặc như những năm trước; sẽ thả con giống bổ sung khi đã cho thu hoạch đợt đầu. Như vậy, không những tránh tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước gây bệnh cho tôm, mà còn kéo dài thời gian nuôi thả, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Hiện tại, huyện Hoằng Hóa đang chỉ đạo các hộ nuôi tôm tập trung cải tạo diện tích ao đầm còn lại; đồng thời, đấu mối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong và ngoài tỉnh để lấy khoảng 30 triệu con tôm giống cho thời điểm thả bổ sung. Dự kiến, đến hết tháng 4, huyện sẽ hoàn thành số lượng thả tôm giống đợt đầu và đến cuối tháng 5, đầu tháng 6 sẽ tiến hành cho thả tôm giống bổ sung.
Related news
Theo kế hoạch, năm 2015 huyện Bắc Mê triển khai trồng mới 7.500 ha rừng lâm nghiệp xã hội nhưng đến thời điểm này, tổng diện tích các hộ gia đình đã đăng ký trồng rừng chỉ mới đạt hơn 50% kế hoạch (gần 4 nghìn ha); diện tích trồng rừng mới được trên 1.125 ha. Để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, huyện Bắc Mê đang tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, quyết tâm thực thiện hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao.

Đã bao đời nay, người dân ở Mèo Vạc chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu nước, thiếu đất sản xuất và gần như năm nào cũng gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Vì thế, nhiều gia đình khó thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa, đang tạo ra hướng đi giúp người nông dân từng bước giảm nghèo bền vững.

Hiện nay, cùng với nhiều mô hình kinh tế đang được người dân xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, thực hiện thì mô hình chăn nuôi trâu đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người nông dân ổn định cuộc sống.

Những năm gần đây, huyện Nghĩa Hưng đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống và mùa vụ theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật gắn với tổ chức thực hiện cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở cả 2 vụ. Cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất để chủ động mùa vụ, chuyển mạnh sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Mở rộng diện tích cây màu vụ đông để nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho nông dân trên đơn vị diện tích, đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

Vụ hè thu, huyện Núi Thành sạ cấy 3.700ha lúa, vượt 300ha so với kế hoạch. Hiện nay, lúa đang ở giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh - cuối đẻ nhánh và sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên gần đây sâu keo phát sinh, gây hại diện rộng, mật độ từ 1 - 2 con/m2, có nơi 10 con/m2 ở hầu hết các vùng lúa.