Bí quyết thu nhập trăm triệu mỗi năm ở vùng đất đồi gò

Nhập ngũ năm 1986, sau 3 năm tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, năm 1989 anh Lộc xuất ngũ trở về địa phương.
Trở về với đồi chè và chăn nuôi nhỏ lẻ, kinh tế gia đình anh Lộc cũng chỉ đủ ăn.
Năm 2006, anh quyết định chuyển sang chăn nuôi lợn.
Với nguồn vốn ban đầu, anh Lộc đã mua 10 lợn nái siêu nạc.
Trước đó, anh đi tham quan, học tập kiến thức, kỹ năng nuôi lợn an toàn ở nhiều trang trại lớn trong vùng.
Với đàn lợn nái này, mỗi năm đẻ khoảng 200 lợn con.
Từ 200 lợn con, anh Lộc nuôi thành lợn thịt thương phẩm.
Cũng giống như nhiều người chăn nuôi khác, từ khi lợn con ra đời, anh luôn đảm bảo tiêm đầy đủ các loại vaccine để lợn có đủ sức đề kháng, tránh được những dịch bệnh thông thường.
Mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt thương phẩm đã giúp anh Lộc lãi ròng 200 triệu đồng/năm.
Kinh tế gia đình anh trở nên khá giả hẳn.
Tận dụng địa hình đồi gò, không gian thoáng đãng, bên cạnh nuôi lợn, anh Lộc còn gây dựng mô hình nuôi gà thịt thương phẩm.
Giống gà anh chọn nuôi là gà ri lai phù hợp với điều kiện khí hậu và điều kiện chăn thả ở địa phương.
Mỗi năm anh nuôi hai lứa gà, mỗi lứa từ 1.000 - 1.500 con.
Gà nuôi có trọng lượng khoảng 2kg hoặc hơn 2kg là anh xuất bán.
Gà nuôi thả đồi nên chất lượng thịt thơm ngon, luôn được các thương lái ưa chuộng.
Cùng với chăn nuôi, năm 2011 qua nghe đài, đọc báo, anh Lộc trồng hàng trăm gốc chanh.
Như tính toán của anh, cây chanh bén rễ và tỏ ra rất thích hợp với vùng đất đồi gò và cho quả sai.
“Trồng cây gì, nuôi con gì, trước tiên nông dân phải học mới thành công” - anh Lộc chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê sơ bộ, từ đầu năm đến nay, gần 50 trại sản xuất tôm giống ở Cà Mau đã ngừng hoạt động, hàng trăm trại khác hoạt động cầm chừng, nhiều trại bị thua lỗ nặng.

Mô hình trồng dứa phủ nilon của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đang dần mang lại hiệu quả và mở ra hướng đi mới đầy hứa hẹn đối với người trồng dứa nơi đây.

Những năm gần đây, chăn nuôi theo hình thức trang trại đã hình thành và phát triển mạnh. Toàn tỉnh Lào Cai, hiện có 167 cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chí trang trại, trong đó 81 trang trại nuôi lợn, 86 trang trại nuôi gia cầm. Các mô hình trang trại chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, đây cũng là hướng phát triển được chú trọng trong thời gian tới.

Sự tái tổ hợp giữa các kháng nguyên HA và NA sẽ tạo ra nhiều phân type khác nhau về độc tính và khả năng gây bệnh. Chủng gây dịch bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam là H5N1.

Mặc dù là nước sản xuất nông nghiệp lớn, song theo đánh giá của nhiều chuyên gia, cũng như các nhà khoa học, Việt Nam vẫn quá chậm trễ trong việc ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học vào sản xuất.