Hủy Bỏ Nhãn Hiệu Cà Phê Buon Ma Thuot Bị Đăng Ký Độc Quyền Tại Trung Quốc
Ngày 20-2, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã nhận được thông báo của Văn phòng luật sư Phạm và liên danh (đơn vị đại diện cho hiệp hội và tỉnh Dak Lak thực hiện kiện việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký độc quyền tại Trung Quốc) về phán quyết của Trung Quốc liên quan đến vụ kiện này.
Ông Trịnh Đức Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội cho biết: Phòng xét xử và xem xét lại (Bộ Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc) đã hủy bỏ 2 nhãn hiệu cà phê "Buon Ma Thuot" do Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd đăng ký bảo hộ độc quyền tại nước này.
Cụ thể, phía Trung Quốc cho rằng, Buôn Ma Thuột là một địa danh ở Việt Nam, chỉ một nơi quan trọng để trồng cà phê, đã được dùng để đăng ký bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa tại Việt Nam.
Qua thông tin đại chúng và quảng cáo, sản phẩm càphê Buôn Ma Thuột có danh tiếng nhất định đối với công chúng Trung Quốc, nên việc sử dụng độc quyền nhãn hiệu này cho sản phẩm cà phê của Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd dễ gây nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.
Về việc Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột yêu cầu được bảo hộ độc quyền cho chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột trên lãnh thổ Trung Quốc, phía Trung Quốc cho rằng, chỉ dẫn địa lý này chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để được bảo hộ độc quyền và chưa phổ biến với công chúng nước này.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên cá tra trong nước nói chung và ở Tiền Giang nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân.
Là thị trường tiêu thụ chính của thanh long Việt Nam, nhưng với tốc độ đầu tư triển khai trồng đại trà với quy mô lớn, Trung Quốc có thể trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long VN.
Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).
Hiện nay phong trào nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa đang phát triển rất mạnh ở Cần Thơ, tập trung ở các huyện như Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và quận Ô Môn. Ông Nguyễn Hữu Huynh, ở P. Thới Hòa, Q. Ô Môn cho biết, với 2 ha mặt nước ruộng chuyên nuôi tôm luân canh trên nền đất lúa, mỗi vụ cho thu hoạch bình quân 1,6 tấn, lợi nhuận 90 - 100 triệu đồng. Lợi nhuận nuôi tôm càng xanh gấp đôi trồng lúa. Ngoài ra, mô hình luân canh này bền vững, giúp giảm lượng phân bón sử dụng cho lúa, tăng năng suất lúa, đồng thời giảm được lượng mùn bã hữu cơ và góp phần ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi.
Từ giữa tháng 8/2013, Tổng cục Thủy sản đã yêu cầu kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (TW), đến đầu tháng 10, kết quả kiểm tra cho thấy tình hình dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản quan trọng, đặc biệt là tôm nuôi nước lợ tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn còn xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại ở nhiều địa phương.