Hủy Bỏ Nhãn Hiệu Cà Phê Buon Ma Thuot Bị Đăng Ký Độc Quyền Tại Trung Quốc

Ngày 20-2, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã nhận được thông báo của Văn phòng luật sư Phạm và liên danh (đơn vị đại diện cho hiệp hội và tỉnh Dak Lak thực hiện kiện việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký độc quyền tại Trung Quốc) về phán quyết của Trung Quốc liên quan đến vụ kiện này.
Ông Trịnh Đức Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội cho biết: Phòng xét xử và xem xét lại (Bộ Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc) đã hủy bỏ 2 nhãn hiệu cà phê "Buon Ma Thuot" do Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd đăng ký bảo hộ độc quyền tại nước này.
Cụ thể, phía Trung Quốc cho rằng, Buôn Ma Thuột là một địa danh ở Việt Nam, chỉ một nơi quan trọng để trồng cà phê, đã được dùng để đăng ký bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa tại Việt Nam.
Qua thông tin đại chúng và quảng cáo, sản phẩm càphê Buôn Ma Thuột có danh tiếng nhất định đối với công chúng Trung Quốc, nên việc sử dụng độc quyền nhãn hiệu này cho sản phẩm cà phê của Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd dễ gây nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.
Về việc Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột yêu cầu được bảo hộ độc quyền cho chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột trên lãnh thổ Trung Quốc, phía Trung Quốc cho rằng, chỉ dẫn địa lý này chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để được bảo hộ độc quyền và chưa phổ biến với công chúng nước này.
Related news

Vì chạy theo “lợi nhuận khủng” của con tôm mà nhiều nơi bất chấp san phẳng mặt bằng, sử dụng sai mục đích đất, tận thu vô tội vạ nguồn nước ngầm, hủy diệt môi trường và người nuôi đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn của thị trường.

Chị Trịnh Thị Tùng, người chứng kiến vụ cá chết ở bè anh Dương Văn Thanh cung cấp thông tin cho cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) về vụ việc cá bớp nuôi trên sông Chà Và chết hàng loạt chiều 25-12.

Mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt có nhiều ưu điểm như: Tận dụng được diện tích đất nhỏ, đầu tư ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã phát triển ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Một số hộ dân ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) học tập và triển khai mô hình này bước đầu có hiệu quả.

Hiện con cá tra chiếm 26% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, chỉ sau con tôm. Tuy nhiên, nhiều năm qua, ngành hàng này vẫn đối mặt với tình trạng liên kết chuỗi lỏng lẻo; sản xuất nhỏ lẻ, tự phát; sản phẩm đơn điệu; thị trường xuất khẩu thường xuyên biến động theo chiều hướng bất lợi...

Thời gian gần đây, mô hình ương nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm phát triển mạnh nên nông dân thi nhau đào ao nuôi cá. Việc ương nuôi theo phong trào nên khó tránh khỏi khó khăn ở đầu ra….