Hướng tới thị trường gần
Với những bất lợi từ thị trường nhập khẩu và giá giảm, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm của Việt Nam năm 2015 dự báo sẽ giảm khoảng 1 tỷ USD so với năm 2014.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phải liên tục điều chỉnh giảm mức dự báo kim ngạch XK tôm.
Theo đó, nếu trong tháng 7 VASEP đưa ra dự báo XK tôm năm 2015 khoảng 3,1 tỷ USD, vào cuối tháng 10 con số dự báo chỉ còn khoảng 2,9 tỷ USD, giảm hơn 1 tỷ USD so với kim ngạch XK tôm đạt năm 2014.
Theo VASEP, trong quý IV, kim ngạch XK tôm chỉ đạt khoảng 800 triệu USD, giảm 20-25% so với cùng kỳ năm 2014.
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu tôm luôn ở xu thế giảm cả lượng và giá trị, nhất là với những thị trường trọng điểm.
Nguyên nhân chính của tình trạng sụt giảm là do nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường giảm sút, hiệu quả cạnh tranh của tôm Việt Nam kém hơn so với các nước cùng XK tôm do đồng tiền của các nước mất giá tới 20-30% trong khi VNĐ vẫn giữ giá.
Bên cạnh đó, so với các nước XK tôm khác như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Ecuador, giá tôm XK của Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, EU thường cao hơn.
Tính đến hết quý III-2015, giá nhập khẩu trung bình tôm vào Hoa Kỳ từ Việt Nam đạt 11,2USD/kg, cao hơn tất cả các nguồn cung đối thủ trong top 10 nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường này.
Cụ thể, giá tôm Việt Nam cao hơn 1,6USD/kg so với giá tôm Ấn Độ; cao hơn 1,4USD/kg so với giá tôm Indonesia và cao hơn tôm Thái Lan 0,7USD/kg.
Trong khi đó thị trường Trung Quốc đang mở ra nhiều cơ hội cho con tôm Việt Nam.
Chỉ tính riêng nửa đầu tháng 10, XK tôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã đạt 20 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung từ đầu năm đến giữa tháng 10, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt trên 268 triệu USD, tuy giảm 22,2% so với cùng kỳ năm 2014 nhưng đây vẫn là thị trường lớn thứ 4 về nhập khẩu tôm Việt Nam sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU.
Tính đến nay, đã có khoảng 35 doanh nghiệp XK tôm vào thị trường Trung Quốc với các sản phẩm chủ lực như tôm sú tươi nguyên con đông lạnh hoặc lột vỏ, bỏ đầu (chiếm khoảng 30% số lô hàng XK), tôm chân trắng nguyên con đông lạnh hoặc lột vỏ, bỏ đầu (chiếm 30%), còn lại là tôm chế biến và tôm hùm, tôm tít sống...
Theo VASEP, Trung Quốc là thị trường tiềm năng của tôm Việt Nam do không yêu cầu cao về các tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng, vị trí địa lý gần và đặc biệt, kinh tế đang trên đà tăng trưởng.
Thực tế này cho thấy các doanh nghiệp chế biến tôm nên tính toán lại chiến lược XK, thay vì mất sức cho thị trường xa, khó tính, có thể điều chỉnh tập trung cho thị trường gần, dễ tính hơn, cụ thể là Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Số liệu thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Đông Hòa cho thấy, diện tích nuôi tôm ở vùng hạ lưu sông Bàn Thạch khoảng 1.200 ha, đến nay, đã thả nuôi hơn 420 ha, đạt khoảng 35% kế hoạch.
Ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân ngưng thả nuôi vì tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản mới, không nằm trong quy hoạch phát triển thủy sản của tỉnh; tỷ lệ rủi ro cao và không có đầu ra ổn định.
Ngày 21/4, UBND xã Nhơn Hải (thành phố Quy Nhơn) phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) và Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Bình Định, Phòng Kinh tế thành phố Quy Nhơn triển khai chiến dịch truyền thông “Bảo vệ rạn san hô và môi trường biển” tại xã Nhơn Hải.
Ngày 19/4, Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Thụy Hải đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy Chế biến bột cá Thụy Hải 2 tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Ngày 25/4, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận tổ chức tập huấn kỹ thuật mô hình “Nuôi luân canh tôm sú - rong câu trong ao nước lợ” cho 30 hộ dân nuôi tôm ở xã Tân Hải (Ninh Hải).