Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có Chí Thì Nên... Tỷ Phú

Có Chí Thì Nên... Tỷ Phú
Ngày đăng: 08/05/2012

Với thu nhập mỗi năm từ 400-500 triệu đồng, chị Phạm Thị Thanh ở xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang là địa chỉ cho nhiều nông dân tìm đến học hỏi.

“Những năm 2000, cuộc sống của người dân Quang Thịnh hết sức khó khăn. Vợ chồng tôi mưu sinh đủ nghề từ làm thuê, chạy hàng, buôn bán ở các tỉnh vùng cao như Lạng Sơn, Cao Bằng… để nuôi 2 con đang tuổi ăn tuổi lớn” - chị Thanh nhớ lại. Năm 2008, chị chuyển sang buôn bán tạp hóa tại nhà nhưng cái nghèo, cái đói vẫn đeo bám gia đình 4 miệng ăn.

Loay hoay mãi không tìm được hướng đi cho cuộc sống bớt khổ cực, trong một lần tình cờ về Thái Bình, chị thấy nghề làm đồ gỗ phát triển mạnh mà thu nhập lại cao. Về nhà, chị bàn với chồng thuê mặt bằng để làm đồ gỗ, nhưng kẹt một nỗi vốn không có. Đúng lúc ấy, gia đình chị được Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho vay 29 triệu đồng vốn sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Có tiền, anh chị đầu tư mua nguyên vật liệu, thuê lao động mở cơ sở sản xuất sàn gỗ và ván ép.

“Lúc đầu mới mở cơ sở sản xuất gỗ, tôi cũng lo lắng lắm không biết sản phẩm làm ra có đáp ứng nhu cầu của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng hay không”- chị Thanh tâm sự.Với quyết tâm và sự tìm tòi, học hỏi cách làm mới, các sản phẩm của cơ sở chị Thanh làm ra được bà con trong xã ưa chuộng. Tiếng lành đồn xa, người tiêu dùng từ khắp các địa phương trong tỉnh và cả tỉnh ngoài đổ về mua sàn gỗ, ván ép. Rồi đơn đặt hàng từ nước ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ... đến với cơ sở của gia đình chị ngày càng nhiều.

Hơn 4 năm qua, cơ sở sản xuất sàn gỗ và ván ép của chị Thanh đã tạo việc làm ổn định cho 20 lao động với thu nhập 3-4 triệu đồng/tháng. Sản phẩm mà cơ sở của chị sản xuất ra luôn đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng cao như có độ bền cao, dễ dàng lau chùi và bảo dưỡng, đem lại sức khỏe, đem lại lợi ích kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Lóc Bông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Nghĩa Hưng Nuôi Cá Lóc Bông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Nghĩa Hưng

Nhiều đối tượng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao như: cá rô phi, ba ba, tôm càng xanh… đặc biệt con cá lóc bông được thị trường ưa chuộng đem lại thu nhập cao, ổn định, được xác định là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của nông dân Nghĩa Hưng.

15/09/2014
Nuôi Gà Lai Đông Tảo, Được Tiếp Vốn Nuôi Gà Lai Đông Tảo, Được Tiếp Vốn

“Thời buổi kinh tế khó khăn, số tiền 30 triệu đồng mà Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) cho vay hết sức ý nghĩa với gia đình tôi. Có vốn, tôi sửa sang lại chuồng trại và đầu tư thêm thức ăn cho đàn gà”- ông Đỗ Trọng Bình (thôn Bình Phú, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) tâm sự.

15/09/2014
20 Triệu Đồng Một Gốc Đinh Lăng 62 Tuổi Ở Hà Nội 20 Triệu Đồng Một Gốc Đinh Lăng 62 Tuổi Ở Hà Nội

Anh Đỗ Tiến Hùng quê ở Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội làm nghề bán đinh lăng gần 10 năm nay. Gần đây, anh Hùng mua được gốc đinh lăng có tuổi đời 62 năm với giá gần 10 triệu đồng, sau đó anh bán lại cho một khách quen với giá 20 triệu đồng.

15/09/2014
Hạ Hòa, Cẩm Khê Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Năm 2014 Hạ Hòa, Cẩm Khê Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Năm 2014

Vụ mùa năm 2014, huyện Hạ Hòa gieo cấy gần 3.500ha lúa, trong đó diện tích lúa lai chiếm hơn 48%, lúa chất lượng cao 8,76%, còn lại là lúa thuần. Đến thời điểm này, nhiều diện tích lúa đã cho thu hoạch với năng suất ước 54 tạ/ha. Một số cây màu vụ mùa như: Ngô năng suất ước 42 tạ/ha; lạc năng suất ước 16,5 tạ/ha; đậu, đỗ các loại 19,9ha.

15/09/2014
Hơn 3.000 Ha Lúa Bị Rầy Gây Hại Hơn 3.000 Ha Lúa Bị Rầy Gây Hại

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, rầy tiếp tục gia tăng mật độ và gây hại mạnh trên các trà lúa giai đoạn ngậm sữa - đỏ đuôi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, cháy ổ từ khoảng ngày 15-9 trở đi. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông, Hạ Hòa, TP Việt Trì...

15/09/2014