Hướng tới thị trường gần

Với những bất lợi từ thị trường nhập khẩu và giá giảm, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm của Việt Nam năm 2015 dự báo sẽ giảm khoảng 1 tỷ USD so với năm 2014.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phải liên tục điều chỉnh giảm mức dự báo kim ngạch XK tôm.
Theo đó, nếu trong tháng 7 VASEP đưa ra dự báo XK tôm năm 2015 khoảng 3,1 tỷ USD, vào cuối tháng 10 con số dự báo chỉ còn khoảng 2,9 tỷ USD, giảm hơn 1 tỷ USD so với kim ngạch XK tôm đạt năm 2014.
Theo VASEP, trong quý IV, kim ngạch XK tôm chỉ đạt khoảng 800 triệu USD, giảm 20-25% so với cùng kỳ năm 2014.
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu tôm luôn ở xu thế giảm cả lượng và giá trị, nhất là với những thị trường trọng điểm.
Nguyên nhân chính của tình trạng sụt giảm là do nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường giảm sút, hiệu quả cạnh tranh của tôm Việt Nam kém hơn so với các nước cùng XK tôm do đồng tiền của các nước mất giá tới 20-30% trong khi VNĐ vẫn giữ giá.
Bên cạnh đó, so với các nước XK tôm khác như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Ecuador, giá tôm XK của Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, EU thường cao hơn.
Tính đến hết quý III-2015, giá nhập khẩu trung bình tôm vào Hoa Kỳ từ Việt Nam đạt 11,2USD/kg, cao hơn tất cả các nguồn cung đối thủ trong top 10 nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường này.
Cụ thể, giá tôm Việt Nam cao hơn 1,6USD/kg so với giá tôm Ấn Độ; cao hơn 1,4USD/kg so với giá tôm Indonesia và cao hơn tôm Thái Lan 0,7USD/kg.
Trong khi đó thị trường Trung Quốc đang mở ra nhiều cơ hội cho con tôm Việt Nam.
Chỉ tính riêng nửa đầu tháng 10, XK tôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã đạt 20 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung từ đầu năm đến giữa tháng 10, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt trên 268 triệu USD, tuy giảm 22,2% so với cùng kỳ năm 2014 nhưng đây vẫn là thị trường lớn thứ 4 về nhập khẩu tôm Việt Nam sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU.
Tính đến nay, đã có khoảng 35 doanh nghiệp XK tôm vào thị trường Trung Quốc với các sản phẩm chủ lực như tôm sú tươi nguyên con đông lạnh hoặc lột vỏ, bỏ đầu (chiếm khoảng 30% số lô hàng XK), tôm chân trắng nguyên con đông lạnh hoặc lột vỏ, bỏ đầu (chiếm 30%), còn lại là tôm chế biến và tôm hùm, tôm tít sống...
Theo VASEP, Trung Quốc là thị trường tiềm năng của tôm Việt Nam do không yêu cầu cao về các tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng, vị trí địa lý gần và đặc biệt, kinh tế đang trên đà tăng trưởng.
Thực tế này cho thấy các doanh nghiệp chế biến tôm nên tính toán lại chiến lược XK, thay vì mất sức cho thị trường xa, khó tính, có thể điều chỉnh tập trung cho thị trường gần, dễ tính hơn, cụ thể là Trung Quốc.
Related news

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Long Mỹ (Hậu Giang) phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam vừa tổ chức giới thiệu giống bắp mới MX10 super cho trên 50 nông dân trên địa bàn huyện.

Nhằm hạn chế tình trạng thương lái ép giá người dân, Trung tâm đã tạm ứng vốn cho các cửa hàng thương mại các xã để thu mua mì và các nông sản khác của bà con nhưng chỉ được khoảng 20% sản lượng vì nguồn vốn hạn hẹp.

Năm 2012, UBND tỉnh Vĩnh Long đồng ý cho Viện Lúa ĐBSCL nghiên cứu chọn lọc 1- 2 giống khoai mới có năng suất và phẩm chất tốt phù hợp sản xuất tại địa phương.

Trong những năm gần đây, năng suất lúa toàn tỉnh gần như đã kịch trần về năng suất cả ở vụ xuân và vụ mùa, do đó việc chuyển đổi cơ cấu giống là một trong những giải pháp để giúp bà con nông dân nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác.

Các loại hoa quả sẽ được trồng thêm gồm bưởi Năm Roi, bưởi da xanh; cam sành; xoài cát Hòa Lộc; sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, Ri 6; măng cụt; thanh long và vú sữa Lò Rèn.