Hướng Tới Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Tại Thanh Hóa
Ngày 11-10, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức “Hội thảo phát triển nghề nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả, bền vững”.
Cá rô đầu vuông được di nhập vào nuôi trên địa bàn Thanh Hóa từ năm 2010 qua các mô hình thử nghiệm. Thực tế cho thấy, đây là loài dễ nuôi, có thể thả với mật độ cao 50 đến 100 con/m2. Năng suất cá nuôi đạt từ 30 đến 70 tấn/ha/vụ. Từ 3 đến 4 tháng nuôi, kích cỡ cá trung bình đạt khoảng 150 g/con, nhiều nơi đạt 250 g/con, tương đương 4 con/kg. Tuy là loài cá nước ngọt nhưng cá rô đầu vuông có thể chịu được độ mặn
Tại hội nghị, nhiều chủ ao nuôi khẳng định đây là giống phù hợp với điều kiện nuôi hiện nay ở Thanh Hóa.
Bên cạnh những ưu điểm, các chủ đồng cũng nêu ra những khó khăn, tồn tại để tìm hướng khắc phục, ví như: sau khi thả cá giống, tỷ lệ sống ở nhiều nơi còn thấp; chi phí thức ăn cho cá còn cao nên lãi ít; đầu ra cho cá thương phẩm mới chỉ ở thị trường nội địa trong tỉnh nên giá chưa cao...
Theo mục tiêu phát triển đến năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa sẽ khuyến khích đưa 40% diện tích ở các ao nuôi nhỏ dưới 500 m2 ở các vùng ven thị trấn, thị xã, thành phố, nơi tập trung dân cư để phát triển nuôi cá rô đầu vuông, gắn thị trường tiêu thụ. Các mô hình nuôi thâm canh theo hướng công nghiệp cũng được khuyến khích đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
Sau gần 7 tháng thi công đóng mới, sáng 20.5, hai chiếc tàu vỏ thép của ngư dân Quảng Ngãi đã chính thức về cảng Sa Kỳ trong niềm vui của ngư dân và lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi.
Vụ đông xuân 2014-2015, khi cuối mùa đi đến đâu cũng thấy có nhiều ruộng lúa chín vàng rất đẹp khiến cho nhiều người cứ tưởng đây là vụ lúa được mùa bội thu, nhưng tính ra sản lượng lại không đạt.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là tiền đề quan trọng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn mà mục tiêu trước mắt là thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Trên cơ sở khảo sát về nhu cầu học nghề của người dân, những năm qua tỉnh đã có kế hoạch đào tạo nghề cụ thể, hiệu quả, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động nông thôn.
Khảo nghiệm lúa là công việc được tiến hành thường xuyên và liên tục nhằm lựa chọn các giống lúa tối ưu nhất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của địa phương để thay thế dần các giống lúa bị thoái hóa. Là huyện trọng điểm lúa của tỉnh, Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng đến công tác khảo nghiệm giống lúa mới để bổ sung và thay thế dần những giống cũ trong bộ giống lúa của huyện nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.
Trước thực trạng lây lan bệnh lở mồm long móng từ bò của các chương trình, dự án sau khi hỗ trợ cho hộ có hoàn cảnh khó khăn đã sang bò địa phương ở một số nơi thời gian qua, Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long đã có buổi làm việc với đơn vị liên quan, nhằm tìm ra giải pháp khắc phục.