Hướng thoát nghèo từ nuôi gà thịt an toàn sinh học

Mô hình được triển khai từ tháng 7 đến tháng 11.2015, mỗi địa phương có 8 hộ được hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ để mua 100 gà giống, thức ăn, vắc-xin, hóa chất sát trùng…, được tư vấn xây dựng chuồng trại, hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, quản lý về chất lượng con giống, nguồn thức ăn...
Qua 4 tháng thả nuôi, gà phát triển tốt, tỉ̉ lệ sống từ 80 - 90%, trọng lượng trung bình 1,5 kg/con, với giá bán hiện nay từ 80 - 90.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người chăn nuôi lãi từ 4,5 - 5 triệu đồng/hộ.
Đây là mô hình sản xuất thiết thực, giúp cho hộ chăn nuôi tiếp cận với phương pháp chăn nuôi mới, hiệu quả, đầu tư vốn ít, giúp hộ nghèo cải thiện kinh tế gia đình, từng bước phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Với quy mô chăn nuôi trên 12.000 con lợn rừng và 5.000 gà rừng bằng thức ăn tự nhiên, cùng việc chữa bệnh cho vật nuôi bằng cây thuốc nam, trang trại lợn rừng NTC của Công ty cổ phần Phát triển KHKT NTC Việt Nam (NTC) là trang trại chăn nuôi hữu cơ lớn nhất Việt Nam.

Miền núi, trung du hội đủ tiềm năng để phát triển kinh tế rừng, song giá trị mà lĩnh vực này đem lại còn quá khiêm tốn so với kỳ vọng của các địa phương. Làm thế nào để thoát khỏi nền lâm nghiệp nhỏ lẻ, tụt hậu để đủ sức cạnh tranh với các tỉnh, thành lân cận luôn là vấn đề đặt ra.

Nhiều năm qua nền nông nghiệp của Điện Bàn vẫn có những bước tiến tích cực, nhưng để tìm được một cây trồng chủ lực, đặc trưng của địa phương nhằm tạo dựng thương hiệu thì vẫn là một bài toán khó.

Tổng kết Chương trình 135 và Nghị quyết 30a của Chính phủ về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Nam Trà My, từ năm 2011 - 2014, tổng nguồn vốn Chương trình 135 của Chính phủ đã đầu tư cho huyện hơn 4,2 tỷ đồng.

Chiều 21.10, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu chủ trì cuộc họp nghe Sở NN&PTNT báo cáo về quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030;