Hướng thoát nghèo từ nuôi gà thịt an toàn sinh học

Mô hình được triển khai từ tháng 7 đến tháng 11.2015, mỗi địa phương có 8 hộ được hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ để mua 100 gà giống, thức ăn, vắc-xin, hóa chất sát trùng…, được tư vấn xây dựng chuồng trại, hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, quản lý về chất lượng con giống, nguồn thức ăn...
Qua 4 tháng thả nuôi, gà phát triển tốt, tỉ̉ lệ sống từ 80 - 90%, trọng lượng trung bình 1,5 kg/con, với giá bán hiện nay từ 80 - 90.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người chăn nuôi lãi từ 4,5 - 5 triệu đồng/hộ.
Đây là mô hình sản xuất thiết thực, giúp cho hộ chăn nuôi tiếp cận với phương pháp chăn nuôi mới, hiệu quả, đầu tư vốn ít, giúp hộ nghèo cải thiện kinh tế gia đình, từng bước phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.
Related news

Tuy không nằm trong 20 xã điểm được tỉnh chỉ đạo đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm 2015 nhưng bằng nhiều giải pháp phù hợp, xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đã cán đích trong tháng 10 vừa qua.

Đảm đương cương vị Phó Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh), bà Lâm Thị Có “lăn xả” vào thực hiện nhiều việc cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ hội viên, ND có việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Trong bản báo cáo nêu kiến nghị, ý kiến cử tri từ các địa phương gửi đến các kỳ họp Quốc hội khóa XIII do Ban Dân nguyện của Quốc hội tổng hợp, cử tri dành nhiều quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp.

Lời kêu gọi này được tiến sĩ Nguyễn Duy Lượng - Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đưa ra tại Hội nghị sơ kết 5 năm “Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội NDVN và Bộ Khoa học - Công nghệ (KHCN) giai đoạn 2011 – 2015 tổ chức ngày 16.11 tại Hưng Yên.

Những ngày qua, hàng chục hộ dân trồng chuối trên địa bàn xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc đứng ngồi không yên bởi hàng trăm tấn chuối đã đến lúc tiêu thụ mà không có thương lái hỏi mua hoặc nếu có thì giá thu mua cũng ở mức “bèo”.