Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Làm Giàu Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện

Hướng Làm Giàu Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện
Ngày đăng: 09/05/2012

Thời gian qua, nhiều hộ gia đình tại tỉnh Đắk Nông đã tận dụng nguồn nước các lòng hồ thủy điện để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này đang mở ra một hướng làm giàu mới cho người nghèo, thiếu đất sản xuất.

Nuôi cá lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình.

Những loài cá được nhiều hộ dân trên “núi” nuôi tại lòng hồ thủy điện là cá lóc, diêu hồng, rô phi, cá tầm… Đây là những loài cá phát triển rất nhanh, chỉ trong 4 - 6 tháng có thể thu hoạch, lại được giá. Như cá diêu hồng, cá rô phi, cá lóc, giá khoảng trên 40.000 đồng/kg, các tiểu thương đến mua tại chỗ.

Hiện nay, nuôi cá trong lòng hồ thủy điện được coi là mô hình mới không chỉ riêng tỉnh Đắk Nông và ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên. Sự xuất hiện của hàng trăm công trình thủy điện, thủy lợi, đập lớn nhỏ đã tạo điều kiện cho nghề nuôi cá lồng phát triển trên diện tích mặt nước. Hàng trăm hộ tận dụng nguồn lợi này để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Đa số mô hình nuôi cá lồng, cá bè trên các hồ thủy điện, đập là tự phát, có những hộ nuôi với quy mô rất lớn từ 10 - 20 lồng trong một bè, một số hộ chỉ nuôi vài lồng để tăng thêm thu nhập.

Ông Ngô Kim Luận, người nuôi cá tầm tại lòng hồ thủy điện Đắk R’tíh, cho biết: “Tại lòng hồ thủy điện, nuôi cá tầm rất thuận lợi. Lúc đầu, tôi nuôi 2.000 con trong 7 lồng, với giá con giống gần 1.000 đồng/con. Với giá bán tại lồng nuôi là khoảng 450.000 đồng/kg, không tính chi phí cá giống, lồng, thức ăn, công chăn nuôi…, gia đình vẫn thu lãi được trên 700 triệu đồng”. Còn chị Thảo, phường Nghĩa Phú, thị xã Gia Nghĩa, cũng nuôi cá trên hồ thủy điện Đắk R’tih, cho hay: “Nuôi cá trên lòng hồ thủy điện đang phát triển, đạt năng suất cao, nuôi dễ, gần nhà dễ trông coi, chăm sóc. Song, khó khăn hiện nay là giá thức ăn liên lục tăng nên người nuôi cũng lo lắng”.

Theo các hộ nuôi cá diêu hồng, cá rô phi, cá lóc thì các loài cá này phát triển nhanh, thích nghi với điều kiện môi trường nước hồ không chảy xiết. Từ khi nuôi đến khi thu hoạch là 4 tháng, giá cả dao động theo sức mua của thị trường. Anh Nguyễn Văn Bé, hộ nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3, xã Đắk Som, Đắk G’long, cho biết: “Hiện nay, cá đã đến kỳ thu hoạch, các tiểu thương đến đặt và mua hàng trực tiếp tại các lồng. Những hộ có điều kiện hơn thì vận chuyển đến tận các đầu mối bán tại các trung tâm chợ của xã, huyện và ngay cả thị xã, bán với giá cao hơn”.

Ngoài thức ăn chính công nghiệp, nhiều hộ gia đình đã tận dụng triệt để nguồn lợi có sẵn dồi dào về các loài cá tạp trong lòng hồ thủy điện. Đây là nguồn thức ăn tại chỗ rất thuận lợi mà không cần tốn chi phí để mua. Cách bắt cũng rất đơn giản, họ dùng dụng cụ thủ công như là lưới, lợi dụng khi trời tối, tạo ánh sáng đèn trên mặt nước rồi bắt cá tạp đã tập trung lại một chỗ.

Nuôi cá lồng, bè trên lòng hồ thủy điện đang được coi là hướng làm kinh tế mới, nhờ tận dụng nguồn nước từ lòng hồ thủy điện để tăng thêm thu nhập, làm giàu của nhiều hộ gia đình. Theo ông K’Tang, Chủ tịch UBND xã Đắk Som (huyện Đắk G’long): “Tại xã có lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3, diện tích mặt nước kéo dài hàng chục km, từ địa phận Đắk Som đến phần đất của huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) là điều kiện thuận lợi để nuôi cá lồng”. Hiện nay, tại hồ này thuộc địa phận Đắk Nông đã có trên 40 hộ đang nuôi và đánh bắt cá. Việc nuôi cá lồng, cá bè tính đến thời điểm này đang mang lại lợi nhuận cao cho bà con. Còn vấn đề đảm bảo an toàn về con người, tài sản, giữ vệ sinh môi trường luôn được nhắc nhở để bà con thực hiện tốt.

Có thể bạn quan tâm

Ngăn chặn dịch lợn tai xanh từ Campuchia Ngăn chặn dịch lợn tai xanh từ Campuchia

Theo thông báo của cơ quan thú y Campuchia, hiện dịch lợn tai xanh đã xảy ra tại 4 tỉnh của nước này là: Siem Reap, Kam pong Cham, Prey Veng và Svay Rieng.

27/10/2015
Bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình Bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

Ngày 24/10, tại xã Thung Nai (huyện Cao Phong, Hòa Bình), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT Hòa Bình tổ chức thả cá giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng hồ Hòa Bình.

27/10/2015
Phát điện từ khí sinh học Phát điện từ khí sinh học

Tỉnh Tiền Giang có tổng đàn gia súc (heo, trâu, bò) khoảng 674.000 con và khoảng 7,1 triệu con gia cầm. Để giải quyết triệt để bài toán ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi thì giải pháp xây dựng, lắp đặt hầm biogas là tối ưu nhất.

27/10/2015
Trồng đu đủ ruột vàng Trồng đu đủ ruột vàng

Giống đu đủ ruột vàng F1 Sinta và Carinosa do Cty TNHH East-West seed (Hai mũi tên đỏ) cung cấp với đặc điểm ăn ngon, thịt chắc, đang được thị trường ưa chuộng và bán được giá cao.

27/10/2015
Liên kết sản xuất lúa ST20 Liên kết sản xuất lúa ST20

ST20 mang nhiều đặc điểm nổi trội của các giống tham gia tổ hợp lai như có mùi thơm; hạt gạo trong, cơm dẻo, vị ngọt; hàm lượng đạm cao ( ≥ 10%) lớn hơn gấp rưỡi gạo thường.

27/10/2015