Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Làm Giàu Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện

Hướng Làm Giàu Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện
Publish date: Wednesday. May 9th, 2012

Thời gian qua, nhiều hộ gia đình tại tỉnh Đắk Nông đã tận dụng nguồn nước các lòng hồ thủy điện để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này đang mở ra một hướng làm giàu mới cho người nghèo, thiếu đất sản xuất.

Nuôi cá lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình.

Những loài cá được nhiều hộ dân trên “núi” nuôi tại lòng hồ thủy điện là cá lóc, diêu hồng, rô phi, cá tầm… Đây là những loài cá phát triển rất nhanh, chỉ trong 4 - 6 tháng có thể thu hoạch, lại được giá. Như cá diêu hồng, cá rô phi, cá lóc, giá khoảng trên 40.000 đồng/kg, các tiểu thương đến mua tại chỗ.

Hiện nay, nuôi cá trong lòng hồ thủy điện được coi là mô hình mới không chỉ riêng tỉnh Đắk Nông và ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên. Sự xuất hiện của hàng trăm công trình thủy điện, thủy lợi, đập lớn nhỏ đã tạo điều kiện cho nghề nuôi cá lồng phát triển trên diện tích mặt nước. Hàng trăm hộ tận dụng nguồn lợi này để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Đa số mô hình nuôi cá lồng, cá bè trên các hồ thủy điện, đập là tự phát, có những hộ nuôi với quy mô rất lớn từ 10 - 20 lồng trong một bè, một số hộ chỉ nuôi vài lồng để tăng thêm thu nhập.

Ông Ngô Kim Luận, người nuôi cá tầm tại lòng hồ thủy điện Đắk R’tíh, cho biết: “Tại lòng hồ thủy điện, nuôi cá tầm rất thuận lợi. Lúc đầu, tôi nuôi 2.000 con trong 7 lồng, với giá con giống gần 1.000 đồng/con. Với giá bán tại lồng nuôi là khoảng 450.000 đồng/kg, không tính chi phí cá giống, lồng, thức ăn, công chăn nuôi…, gia đình vẫn thu lãi được trên 700 triệu đồng”. Còn chị Thảo, phường Nghĩa Phú, thị xã Gia Nghĩa, cũng nuôi cá trên hồ thủy điện Đắk R’tih, cho hay: “Nuôi cá trên lòng hồ thủy điện đang phát triển, đạt năng suất cao, nuôi dễ, gần nhà dễ trông coi, chăm sóc. Song, khó khăn hiện nay là giá thức ăn liên lục tăng nên người nuôi cũng lo lắng”.

Theo các hộ nuôi cá diêu hồng, cá rô phi, cá lóc thì các loài cá này phát triển nhanh, thích nghi với điều kiện môi trường nước hồ không chảy xiết. Từ khi nuôi đến khi thu hoạch là 4 tháng, giá cả dao động theo sức mua của thị trường. Anh Nguyễn Văn Bé, hộ nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3, xã Đắk Som, Đắk G’long, cho biết: “Hiện nay, cá đã đến kỳ thu hoạch, các tiểu thương đến đặt và mua hàng trực tiếp tại các lồng. Những hộ có điều kiện hơn thì vận chuyển đến tận các đầu mối bán tại các trung tâm chợ của xã, huyện và ngay cả thị xã, bán với giá cao hơn”.

Ngoài thức ăn chính công nghiệp, nhiều hộ gia đình đã tận dụng triệt để nguồn lợi có sẵn dồi dào về các loài cá tạp trong lòng hồ thủy điện. Đây là nguồn thức ăn tại chỗ rất thuận lợi mà không cần tốn chi phí để mua. Cách bắt cũng rất đơn giản, họ dùng dụng cụ thủ công như là lưới, lợi dụng khi trời tối, tạo ánh sáng đèn trên mặt nước rồi bắt cá tạp đã tập trung lại một chỗ.

Nuôi cá lồng, bè trên lòng hồ thủy điện đang được coi là hướng làm kinh tế mới, nhờ tận dụng nguồn nước từ lòng hồ thủy điện để tăng thêm thu nhập, làm giàu của nhiều hộ gia đình. Theo ông K’Tang, Chủ tịch UBND xã Đắk Som (huyện Đắk G’long): “Tại xã có lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3, diện tích mặt nước kéo dài hàng chục km, từ địa phận Đắk Som đến phần đất của huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) là điều kiện thuận lợi để nuôi cá lồng”. Hiện nay, tại hồ này thuộc địa phận Đắk Nông đã có trên 40 hộ đang nuôi và đánh bắt cá. Việc nuôi cá lồng, cá bè tính đến thời điểm này đang mang lại lợi nhuận cao cho bà con. Còn vấn đề đảm bảo an toàn về con người, tài sản, giữ vệ sinh môi trường luôn được nhắc nhở để bà con thực hiện tốt.

Related news

UBND Tỉnh Long An Yêu Cầu Không Nuôi Tôm Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt UBND Tỉnh Long An Yêu Cầu Không Nuôi Tôm Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở ngành và địa phương thực hiện đúng theo Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020.

Tuesday. July 1st, 2014
Nuôi Lợn Bằng Thức Ăn Lên Men Lỏng Nuôi Lợn Bằng Thức Ăn Lên Men Lỏng

Các hộ tham gia được cán bộ khuyến nông chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, sử dụng bột ngô phối trộn, ngâm ủ với cám gạo hoặc lúa nghiền và thức ăn đậm đặc để nuôi lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nên không có dịch bệnh xảy ra. Nhờ đó đàn lợn khoẻ mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh.

Saturday. November 29th, 2014
Cá Giống Hoàng Lương Đi Muôn Nơi Cá Giống Hoàng Lương Đi Muôn Nơi

Gom cá giống đưa đi các tỉnh xa có nhiều rủi ro nhưng với ai thạo nghề vẫn có lãi. Đó là chia sẻ của những người làm nghề thu mua cá giống tại xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). Nhờ "đội quân" này mà các ao nuôi ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc có đủ nguồn giống để sản xuất.

Tuesday. July 1st, 2014
100% Hộ Dân Chủ Động Dự Trữ Thức Ăn Cho Gia Súc 100% Hộ Dân Chủ Động Dự Trữ Thức Ăn Cho Gia Súc

Ngoài ra, 100% hộ dân đã chủ động dự trữ cỏ khô, rơm, thức ăn tinh, đảm bảo thức ăn cho gia súc những ngày giá rét. Đồng thời, các hộ sử dụng nương, ruộng gần nhà trồng thêm ngô dày, cỏ VA06, cỏ voi (52 ha) cung cấp thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông.

Saturday. November 29th, 2014
Nhiều Mô Hình Con Nuôi Đặc Sản Ở Thạch Thành Phát Huy Hiệu Quả Nhiều Mô Hình Con Nuôi Đặc Sản Ở Thạch Thành Phát Huy Hiệu Quả

Trong khi đó ở Thạch Thành (Thanh Hóa), nhiều gia đình lại đang có thu nhập cao từ con nuôi đặc sản, được bà con duy trì trong nhiều năm, theo hướng mở rộng sản xuất, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Tuesday. July 1st, 2014