Hướng Giải Quyết Ô Nhiễm NM Thủy Sản

Tiếp tục những thành quả đạt được từ việc xử lý chất thải chế biến thủy sản, Cty Hoài Nam - Hoài Bắc, DN xử lý môi trường hàng đầu Việt Nam đã làm việc với Sở TN-MT An Giang về xử lý nước thải NM thủy sản theo cơ chế phát triển sạch CDM.
Theo đó, Cty sẽ lập phương án khả thi cho dự án xử lý nước thải các NM chế biến thủy sản và thức ăn thủy sản. Thiết kế, cung cấp và lắp đặt toàn bộ các hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh để SX điện và khí mêtan (CH4).
Đồng thời, cung cấp các dịch vụ mua bán khí đốt Biogas hoặc điện với giá cả hợp lý theo từng thời điểm. Đặc biệt, từ việc ứng dụng công nghệ này, DN có thể tăng thêm lợi nhuận từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải CERs (gây hiệu ứng nhà kính) theo cơ chế phát triển sạch cho Tập đoàn Điện lực quốc gia Đức.
GĐ Cty Hoài Nam - Hoài Bắc, Huỳnh Viết Thanh cho biết: "Các công nghệ xử lý nước thải hiện nay đòi hỏi chi phí đầu tư và vận hành rất lớn, nhưng lợi ích đem lại không nhiều. Đồng thời, chưa tận dụng nguồn năng lượng và nguồn khí Biogas (xả vào bầu không khí làm ô nhiễm môi trường và là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính - hiện tượng ấm dần lên của trái đất) để phục vụ SX".
“Bằng sự nỗ lực tối đa, Cty Hoài Nam - Hoài Bắc sẽ hoàn thành tốt tất cả những dự án này nhằm góp một phần công sức nhỏ bé vào việc giữ cho môi trường xanh - sạch - đẹp. Xây dựng và cải tạo được hệ thống xử lý nước thải thủy sản thu hồi khí Biogas, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường cho các DN, đem lại cho người dân ĐBSCL một môi trường sống trong sạch. Đồng thời giúp Cty phát triển SX một cách bền vững.
Hy vọng đây cũng là tiền đề để Cty tạo được uy tín và tiếng vang lớn trong khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Từ đó các dự án do Cty thực hiện sẽ ngày càng rộng”, ông Huỳnh Viết Thanh nói.
Theo tính toán của các NM chế biến thủy sản, cứ 1 tấn cá thành phẩm thì có 10 - 15 m3 nước thải, thời gian xả thải khoảng 8 - 12 giờ/ngày. Nước thải phát sinh chủ yếu từ 3 nguồn: SX, vệ sinh công nghiệp và sinh hoạt. Dựa vào các tính chất này, Cty đã đưa ra sơ đồ công nghệ xử lý bằng phương pháp tốc độ cao kết hợp thu hồi Biogas.
Ứng dụng công nghệ xử lý nước thải này, doanh nghiệp không phải tốn kém chi phí đầu tư, mà còn tận dụng nguồn năng lượng và thu hồi triệt để nguồn khí Biogas phục vụ SX, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp từ cơ chế bán chứng chỉ giảm phát thải, không gây ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
Với sự cộng tác của Cty Intraco (tư vấn về CDM) và Tập đoàn Điện lực quốc gia Đức, Hoài Nam - Hoài Bắc quyết tâm đầu tư thực hiện dự án xử lý nước thải cho 26 Cty chế biến thủy sản và thức ăn thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Theo các NM chế biến thủy sản trong tỉnh, chi phí đầu tư cho 1 m3 xử lý nước thải khoảng 8 - 12 triệu đồng, chi phí vận hành cho 1 m3 nước thải khoảng 2.500 - 4.500 đồng, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của sản phẩm. Chính vì thế, việc đầu tư và vận hành hoàn chỉnh một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn là rất tốn kém.
Nói về vấn đề này, Phó GĐ Sở TN-MT An Giang, Trần Anh Thư cho biết, không thể phủ nhận rằng hiện nay ngành chế biến thủy sản của tỉnh ta đã thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại thì vấn đề môi trường đã và đang là vấn đề gây bức xúc. Hơn nữa, hiện nhiều NM dù đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nhưng vẫn còn lén xả nước thải ra môi trường, một số NM có hệ thống xử lý nhưng trong tình trạng quá tải… Vì thế, nếu dự án này thành công, các NM khỏi tốn tiền đầu tư và vận hành xử lý nước thải tốt hơn.
Lượng nước thải ở các NM chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh lên đến hàng chục ngàn m3/ ngày. Lượng nước này nếu không được xử lý triệt để thì hiểm họa trước mắt cũng như có những tác động lâu dài là điều khó tránh khỏi. Do đó, tỉnh đã đặt ra mục tiêu: Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường theo cơ chế phù hợp, kinh tế và hiệu quả. Nếu dự án này khả thi sẽ mang lại nhiều tín hiệu lạc quan cho môi trường thủy sản tỉnh nhà, góp phần giảm chi phí SX, tăng năng lực SXKD cho DN.
Có thể bạn quan tâm

Giai đoạn 2 của dự án vũng neo đậu tàu thuyền huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được coi là dự án rất quan trọng của huyện đảo Lý Sơn, nhất là trong việc giải quyết nơi neo đậu tàu thuyền cho ngư dân trong mùa mưa bão. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý dùng ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% vốn đầu tư Dự án Vũng neo đậu tàu thuyền đảo Lý Sơn giai đoạn 2.

Sau một thời gian dài giảm và giữ giá ở mức thấp, hiện giá gà trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tăng trở lại từ 5.000 - 10.000 đ/kg khiến người chăn nuôi rất phấn khởi.

Gạo, cao su, than đá, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện… - những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, có thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc trong 6 tháng qua.

Tây Nguyên đang bước vào mùa khô, là thời điểm thích hợp để nông dân chăm sóc, bón phân cho càphê, cao su, hồ tiêu… sau mùa thu hoạch. Năm nay, nguồn cung phân bón khá dồi dào, giá cả không có biến động nhiều, chủng loại khá đa dạng, phong phú.

Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa các Hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác lớn trên thế giới, trước hết là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đi vào giai đoạn nước rút, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU)… dự kiến kết thúc đàm phán cuối năm nay.