Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Giải Quyết Ô Nhiễm NM Thủy Sản

Hướng Giải Quyết Ô Nhiễm NM Thủy Sản
Publish date: Friday. September 26th, 2014

Tiếp tục những thành quả đạt được từ việc xử lý chất thải chế biến thủy sản, Cty Hoài Nam - Hoài Bắc, DN xử lý môi trường hàng đầu Việt Nam đã làm việc với Sở TN-MT An Giang về xử lý nước thải NM thủy sản theo cơ chế phát triển sạch CDM.

Theo đó, Cty sẽ lập phương án khả thi cho dự án xử lý nước thải các NM chế biến thủy sản và thức ăn thủy sản. Thiết kế, cung cấp và lắp đặt toàn bộ các hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh để SX điện và khí mêtan (CH4).

Đồng thời, cung cấp các dịch vụ mua bán khí đốt Biogas hoặc điện với giá cả hợp lý theo từng thời điểm. Đặc biệt, từ việc ứng dụng công nghệ này, DN có thể tăng thêm lợi nhuận từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải CERs (gây hiệu ứng nhà kính) theo cơ chế phát triển sạch cho Tập đoàn Điện lực quốc gia Đức.

GĐ Cty Hoài Nam - Hoài Bắc, Huỳnh Viết Thanh cho biết: "Các công nghệ xử lý nước thải hiện nay đòi hỏi chi phí đầu tư và vận hành rất lớn, nhưng lợi ích đem lại không nhiều. Đồng thời, chưa tận dụng nguồn năng lượng và nguồn khí Biogas (xả vào bầu không khí làm ô nhiễm môi trường và là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính - hiện tượng ấm dần lên của trái đất) để phục vụ SX".

“Bằng sự nỗ lực tối đa, Cty Hoài Nam - Hoài Bắc sẽ hoàn thành tốt tất cả những dự án này nhằm góp một phần công sức nhỏ bé vào việc giữ cho môi trường xanh - sạch - đẹp. Xây dựng và cải tạo được hệ thống xử lý nước thải thủy sản thu hồi khí Biogas, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường cho các DN, đem lại cho người dân ĐBSCL một môi trường sống trong sạch. Đồng thời giúp Cty phát triển SX một cách bền vững.

Hy vọng đây cũng là tiền đề để Cty tạo được uy tín và tiếng vang lớn trong khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Từ đó các dự án do Cty thực hiện sẽ ngày càng rộng”, ông Huỳnh Viết Thanh nói.

Theo tính toán của các NM chế biến thủy sản, cứ 1 tấn cá thành phẩm thì có 10 - 15 m3 nước thải, thời gian xả thải khoảng 8 - 12 giờ/ngày. Nước thải phát sinh chủ yếu từ 3 nguồn: SX, vệ sinh công nghiệp và sinh hoạt. Dựa vào các tính chất này, Cty đã đưa ra sơ đồ công nghệ xử lý bằng phương pháp tốc độ cao kết hợp thu hồi Biogas.

Ứng dụng công nghệ xử lý nước thải này, doanh nghiệp không phải tốn kém chi phí đầu tư, mà còn tận dụng nguồn năng lượng và thu hồi triệt để nguồn khí Biogas phục vụ SX, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp từ cơ chế bán chứng chỉ giảm phát thải, không gây ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.

Với sự cộng tác của Cty Intraco (tư vấn về CDM) và Tập đoàn Điện lực quốc gia Đức, Hoài Nam - Hoài Bắc quyết tâm đầu tư thực hiện dự án xử lý nước thải cho 26 Cty chế biến thủy sản và thức ăn thủy sản trên địa bàn tỉnh. 

Theo các NM chế biến thủy sản trong tỉnh, chi phí đầu tư cho 1 m3 xử lý nước thải khoảng 8 - 12 triệu đồng, chi phí vận hành cho 1 m3 nước thải khoảng 2.500 - 4.500 đồng, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của sản phẩm. Chính vì thế, việc đầu tư và vận hành hoàn chỉnh một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn là rất tốn kém.

Nói về vấn đề này, Phó GĐ Sở TN-MT An Giang, Trần Anh Thư cho biết, không thể phủ nhận rằng hiện nay ngành chế biến thủy sản của tỉnh ta đã thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại thì vấn đề môi trường đã và đang là vấn đề gây bức xúc. Hơn nữa, hiện  nhiều NM dù đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nhưng vẫn còn lén xả nước thải ra môi trường, một số NM có hệ thống xử lý nhưng trong tình trạng quá tải… Vì thế, nếu dự án này thành công, các NM khỏi tốn tiền đầu tư và vận hành xử lý nước thải tốt hơn.

Lượng nước thải ở các NM chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh lên đến hàng chục ngàn m3/ ngày. Lượng nước này nếu không được xử lý triệt để thì hiểm họa trước mắt cũng như có những tác động lâu dài là điều khó tránh khỏi. Do đó, tỉnh đã đặt ra mục tiêu: Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường theo cơ chế phù hợp, kinh tế và hiệu quả. Nếu dự án này khả thi sẽ mang lại nhiều tín hiệu lạc quan cho môi trường thủy sản tỉnh nhà, góp phần giảm chi phí SX, tăng năng lực SXKD cho DN.


Related news

Xã Có Trên 500 Hộ Nuôi Cá Lóc Xã Có Trên 500 Hộ Nuôi Cá Lóc

Ông Nguyễn Văn Kiệt, Chủ tịch UBND xã Giục Tượng, huyện Châu Thành (Kiên Giang), cho biết: Hiện nay toàn xã có hơn 500 hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc theo nhiều dạng như: 2 lúa 1 cá, hoặc nuôi trong mùng lưới và trong ao đem lại hiệu quả bình quân từ 50-100 triệu đồng/năm.

Monday. August 5th, 2013
Phụ Nữ Ấp Mỹ An B Thoát Nghèo Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút Ở Tiền Giang Phụ Nữ Ấp Mỹ An B Thoát Nghèo Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút Ở Tiền Giang

Năm 2011, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) còn 15 hộ nghèo, trong đó có nhiều hộ do phụ nữ làm chủ hộ; đến nay đã có 5 hộ thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ vốn gắn với chuyển giao kỹ thuật nuôi chim cút do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phát động, điển hình là hai chị Bùi Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Thùy Dung.

Sunday. September 16th, 2012
Anh Nguyễn Văn Giang Với Nghề Nuôi Con Đặc Sản Anh Nguyễn Văn Giang Với Nghề Nuôi Con Đặc Sản

Theo lời giới thiệu của cán bộ khuyến nông thị trấn Nếnh, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp các con đặc sản của gia đình anh Nguyễn Văn Giang ở xóm Cầu thôn Sen Hồ- thị trấn Nếnh- huyện Việt Yên.

Tuesday. June 18th, 2013
Hơn 40 Ha Tôm Nuôi Bị Nhiễm Bệnh Ở Quảng Ngãi Hơn 40 Ha Tôm Nuôi Bị Nhiễm Bệnh Ở Quảng Ngãi

Từ đầu vụ đến nay, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 40ha tôm bị dịch bệnh, trong đó 1/2 diện tích tập trung ở huyện Tư Nghĩa.

Monday. April 22nd, 2013
Để Trái Mãng Cầu Xiêm Phát Triển Bền Vững, Có Hiệu Quả Ở Tiền Giang Để Trái Mãng Cầu Xiêm Phát Triển Bền Vững, Có Hiệu Quả Ở Tiền Giang

Trong những năm qua, cây mãng cầu xiêm đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, được xem là cây “xóa khó giảm nghèo” của nhiều người dân ở huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang), nhất là ở 3 xã: Tân Phú, Tân Thạnh và Tân Thới.

Sunday. September 16th, 2012